Skip to content
  • Giới thiệu
  • Bảng giá
  • Hướng dẫn sử dụng
  • English
Dữ Liệu Pháp LuậtDữ Liệu Pháp Luật
    • Văn bản mới
    • Chính sách mới
    • Tin văn bản
    • Kiến thức luật
    • Biểu mẫu
  • -
Trang chủ » Văn bản pháp luật » Giao thông - Vận tải » Thông tư 07/2009/TT-BGTVT
  • Nội dung
  • Bản gốc
  • VB liên quan
  • Tải xuống
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/2009/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2009

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải.

Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ như sau:

Phần I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng thống nhất đối với các cơ quan quản lý công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe; tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ trong phạm vi cả nước.

2. Thông tư này không áp dụng đối với công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe của ngành Công an, Quân đội làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Ô tô tải, ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng là loại ô tô được định nghĩa tại các tiêu chuẩn TCVN 6211: 2003, TCVN 7271: 2003.

2. Trọng tải thiết kế của ô tô tải chuyên dùng được hiểu là trọng tải thiết kế của ô tô tải cùng kiểu loại hoặc tương đương.

3. Trọng tải thiết kế của ô tô chuyên dùng được hiểu là trọng tải thiết kế của ô tô tải cùng kiểu loại hoặc tương đương.

4. Giấy phép lái xe là chứng chỉ cấp cho người điều khiển xe cơ giới (người lái xe) để được phép lái một hoặc một số loại xe cơ giới.

5. Thời gian hành nghề lái xe là thời gian người có giấy phép lái xe đã lái loại xe ghi trong giấy phép lái xe.

6. Người hành nghề lái xe là người sinh sống bằng nghề lái xe.

7. Hồ sơ gốc là hồ sơ do người lái xe tự bảo quản, gồm biên bản tổng hợp kết quả sát hạch, chứng chỉ nghề hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo lái xe. Hồ sơ gốc không hợp lệ là hồ sơ không có đủ hai loại tài liệu trên.

Phần II

ĐÀO TẠO LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ

Chương I

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO LÁI XE

Mục 1. TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO LÁI XE

Điều 4. Cơ sở đào tạo lái xe

Cơ sở đào tạo lái xe là cơ sở dạy nghề do cơ quan có thẩm quyền thành lập, có chức năng đào tạo lái xe, có đủ các điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Điều 5. Tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe

Cơ sở đào tạo lái xe phải có đủ hệ thống phòng học chuyên môn, phòng nghiệp vụ, giáo viên, xe tập lái, sân tập lái và tuyến đường tập lái bảo đảm các tiêu chuẩn dưới đây:

1. Hệ thống phòng học chuyên môn

a) Phòng học chuyên môn bảo đảm diện tích tối thiểu 50m2 cho lớp học không quá 35 học viên; đủ ánh sáng, không ảnh hưởng bởi tiếng ồn, bảo đảm môi trường sư phạm;

b) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô và các hạng A3, A4 phải có đủ các phòng học chuyên môn: Luật Giao thông đường bộ, Cấu tạo và sửa chữa thông thường, Kỹ thuật lái xe, Nghiệp vụ vận tải, Đạo đức người lái xe (có thể xếp chung với phòng học Nghiệp vụ vận tải) được bố trí tập trung và phòng học Thực tập bảo dưỡng sửa chữa;

c) Cơ sở đào tạo lái xe mô tô hai bánh các hạng A1, A2 phải có 01 phòng học chung Luật Giao thông đường bộ và Kỹ thuật lái xe.

2. Phòng học Luật Giao thông đường bộ

a) Có thiết bị nghe nhìn (màn hình, đèn chiếu), tranh vẽ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, sa hình;

b) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô và các hạng A3, A4 phải có phòng học lý thuyết trên máy tính bố trí riêng biệt gồm: máy chủ, máy in và ít nhất 10 máy tính được nối mạng, cài đặt phần mềm học lý thuyết do Cục Đường bộ Việt Nam chuyển giao;

c) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có lưu lượng 500 học viên trở lên phải có thêm phòng học lý thuyết đủ chỗ ngồi cho ít nhất 100 học viên; phòng học lý thuyết trên máy tính phải có ít nhất 20 máy tính để học viên ôn luyện phần lý thuyết.

3. Phòng học Cấu tạo và sửa chữa thông thường

a) Có mô hình cắt bổ động cơ, hệ thống truyền lực; mô hình hệ thống điện;

b) Có hình hoặc tranh vẽ sơ đồ mô tả cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống lái;

c) Có các cụm chi tiết tháo rời của ô tô.

4. Phòng học Kỹ thuật lái xe

a) Có phương tiện nghe nhìn phục vụ giảng dạy (như băng đĩa, đèn chiếu,...);

b) Có hình hoặc tranh vẽ mô tả các động tác lái xe cơ bản (điều chỉnh ghế lái, tư thế ngồi lái, vị trí giữ vô lăng,...);

c) Có ô tô được kê kích bảo đảm an toàn để tập số nguội, số nóng (có thể bố trí ở nơi riêng biệt).

5. Phòng học Nghiệp vụ vận tải

a) Có hệ thống bảng, biểu phục vụ giảng dạy nghiệp vụ chuyên môn về vận tải hàng hoá, hành khách;

b) Có các tranh vẽ ký hiệu trên kiện hàng.

6. Phòng học Thực tập bảo dưỡng sửa chữa

a) Có hệ thống thông gió và chiếu sáng bảo đảm các yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động;

b) Nền nhà đủ cứng vững, phẳng, không gây bụi, không bị rạn nứt, không trơn trượt;

c) Bảo đảm cho lớp học không quá 18 học viên, được trang bị đồ nghề chuyên dùng với mức tối thiểu là 8 - 10 người /bộ và có tủ riêng đựng đồ nghề;

d) Có các hệ thống, tổng thành chủ yếu của ô tô như: động cơ tổng thành hoạt động tốt, hệ thống truyền động, hệ thống lái, hệ thống điện;

đ) Có bàn tháo lắp, bảng, bàn ghế cho giảng dạy, thực tập.

7. Phòng điều hành giảng dạy

Có bảng ghi chương trình đào tạo, tiến độ đào tạo năm học, bàn ghế và các trang thiết bị cần thiết cho cán bộ quản lý đào tạo.

8. Phòng chuẩn bị giảng dạy của giáo viên

Có đủ bàn, ghế, bảng, tủ đựng tài liệu, đồ dùng dạy học cần thiết.

9. Tiêu chuẩn chung giáo viên dạy lái xe

a) Có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt;

b) Có đủ sức khoẻ theo quy định;

c) Trình độ văn hoá: Tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;

d) Có chứng chỉ sư phạm.

10. Tiêu chuẩn giáo viên dạy lý thuyết

Ngoài tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 9 Điều này, còn phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:

a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên và hiểu biết về môn học được phân công giảng dạy;

b) Giáo viên dạy môn Luật Giao thông đường bộ và Kỹ thuật lái xe phải có giấy phép lái xe hạng tương ứng hạng xe đào tạo trở lên.

11. Tiêu chuẩn giáo viên dạy thực hành

Ngoài tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 9 Điều này, còn phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:

a) Có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo. Giáo viên dạy lái xe ô tô phải có giấy phép lái xe không thấp hơn hạng B2; thâm niên lái xe của giáo viên dạy các hạng B1, B2 từ 03 năm trở lên; thâm niên lái xe của giáo viên dạy các hạng C, D, E và F từ 05 năm trở lên;

b) Thuộc biên chế hoặc hợp đồng dài hạn ít nhất 02 năm với cơ sở đào tạo lái xe;

c) Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo hướng dẫn của Cục Đường bộ Việt Nam và được cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo mẫu quy định tại các Phụ lục 1a, 1b.

12. Xe tập lái

a) Có đủ xe tập lái các hạng tương ứng với lưu lượng đào tạo ghi trong giấy phép đào tạo lái xe;

b) Thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo lái xe. Có thể sử dụng xe hợp đồng thời hạn từ 01 năm trở lên với số lượng không vượt quá 30% số xe cùng hạng tương ứng của cơ sở đào tạo;

c) Có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

d) Có hệ thống phanh phụ bố trí bên ghế ngồi của giáo viên dạy thực hành lái xe, kết cấu chắc chắn, thuận tiện, an toàn, bảo đảm hiệu quả phanh trong quá trình sử dụng và được ghi vào Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ;

đ) Thùng xe phải có mui che mưa, nắng và ghế ngồi chắc chắn cho người học;

e) Hai bên cánh cửa hoặc hai bên thành xe, kể cả xe hợp đồng phải kẻ tên cơ sở đào tạo, cơ quan quản lý trực tiếp và điện thoại liên lạc theo mẫu quy định tại Phụ lục 2;

g) Ô tô phải có 02 biển xe “TẬP LÁI” theo mẫu quy định tại Phụ lục 3, được làm bằng kim loại nền xanh, chữ màu trắng, lắp cố định ở trước và sau xe: Biển trước kích thước 10cm x 25cm lắp cố định trên thanh cản trước bên trái đối với các hạng xe; Biển sau kích thước 10cm x 25cm đối với xe hạng B, kích thước 35cm x 35cm đối với xe các hạng C, D, E, F lắp ở vị trí giữa thành sau không trùng với vị trí lắp đặt biển số đăng ký và không được dán lên kính sau xe;

h) Mô tô ba bánh, máy kéo có trọng tải đến 1000kg phải có 02 biển xe “TẬP LÁI” theo mẫu quy định tại Phụ lục 3, được làm bằng kim loại nền xanh, chữ màu trắng ở phía trước và phía sau với kích thước: 15cm x 20cm đối với mô tô, 20cm x 25cm đối với máy kéo;

i) Có giấy phép xe tập lái theo mẫu quy định tại các Phụ lục 4a, 4b do Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải cấp khi đủ điều kiện quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g khoản 12 Điều này, thời hạn tương ứng thời gian được phép lưu hành của xe tập lái.

13. Sân tập lái xe

a) Thuộc quyền sử dụng của cơ sở đào tạo lái xe. Nếu là sân hợp đồng phải có hợp đồng dài hạn, thời hạn hợp đồng phù hợp với thời hạn giấy phép đào tạo lái xe;

b) Trường hợp sử dụng sân hợp đồng chung với cơ sở đào tạo lái xe khác phải kèm theo kế hoạch sử dụng sân của chủ hợp đồng cho thuê;

c) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có lưu lượng đào tạo 1000 học viên trở lên phải có ít nhất 02 sân tập lái xe;

d) Sân tập lái ô tô phải có đủ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đủ tình huống các bài học theo nội dung chương trình đào tạo. Kích thước các hình tập lái phù hợp tiêu chuẩn Trung tâm sát hạch lái xe đối với từng hạng xe tương ứng;

đ) Mặt sân có cao độ và hệ thống thoát nước bảo đảm không bị ngập nước; bề mặt các làn đường và hình tập lái trong sân được thảm nhựa hoặc bê tông xi măng, có đầy đủ vạch sơn kẻ đường;

e) Có diện tích dành cho cây xanh, có nhà chờ cho học viên học thực hành.

14. Diện tích tối thiểu của sân tập lái

a) Đào tạo các hạng A1, A2, A3 và A4    : 1.000m2;

b) Đào tạo các hạng B1 và B2               : 8.000m2;

c) Đào tạo đến hạng C                           : 10.000m2;

d) Đào tạo đến các hạng D, E và F        : 14.000m2.

15. Đường tập lái xe

Đường giao thông công cộng được chọn để dạy lái xe phải có đủ các tình huống giao thông (giao cắt đồng mức, chỗ rộng, chỗ hẹp; có đoạn lên dốc, xuống dốc; mặt đường có đoạn tốt, xấu; mật độ giao thông vừa phải) phù hợp với nội dung chương trình đào tạo; tuyến đường tập lái phải được ghi rõ trong giấy phép xe tập lái.

16. Lưu lượng đào tạo lái xe ô tô

a) Lưu lượng đào tạo lái xe ô tô là số lượng học viên đào tạo lớn nhất tại mỗi thời điểm, được xác định bằng tổng lưu lượng học viên đào tạo các hạng giấy phép lái xe (bao gồm cả học lý thuyết và thực hành);

b) Trên cơ sở bảo đảm các điều kiện về phòng học, sân tập lái, đội ngũ giáo viên và bộ máy quản lý, lưu lượng đào tạo mỗi hạng giấy phép lái xe được xác định bằng số lượng xe tập lái hạng đó nhân với số lượng học viên quy định trên một xe và nhân với hệ số 2.

Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở đào tạo lái xe

1. Tổ chức tuyển sinh theo hạng giấy phép lái xe được phép đào tạo bảo đảm các điều kiện quy định đối với người học về độ tuổi, sức khoẻ, thâm niên và số km lái xe an toàn đối với đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe.

2. Ký và thanh lý hợp đồng đào tạo với người học lái xe ô tô. Nội dung hợp đồng phải thể hiện rõ nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo, kỹ năng lái xe đạt được, thời gian hoàn thành khóa học, mức học phí và phương thức thanh toán học phí. Ngoài các nội dung chủ yếu trên, hai bên có thể thoả thuận các nội dung khác phù hợp với điều kiện thực tế nhưng không trái pháp luật hiện hành.

3. Công khai quy chế tuyển sinh và quản lý đào tạo để cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ sở đào tạo và người học biết, thực hiện.

4. Tổ chức đào tạo mới và đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe theo lưu lượng, thời hạn, địa điểm, hạng giấy phép lái xe ghi trong giấy phép đào tạo lái xe và chương trình, giáo trình quy định.

5. Thực hiện đăng ký sát hạch và đề nghị tổ chức kỳ sát hạch theo quy định của cơ quan quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

6. Duy trì và thường xuyên chú trọng tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập của cơ sở đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo lái xe.

7. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan khoá đào tạo theo quy chế quản lý dạy nghề của nhà nước và các quy định của Bộ Giao thông vận tải về đào tạo lái xe.

8. Bảo đảm giáo viên dạy lái xe phải đeo phù hiệu "Giáo viên dạy lái xe", học viên tập lái xe trên đường phải có phù hiệu "Học viên tập lái xe". Phù hiệu có tên giáo viên dạy lái xe, học sinh tập lái xe, dán ảnh, ghi rõ tên cơ sở đào tạo và do Thủ trưởng cơ sở đào tạo lái xe cấp, quản lý theo mẫu quy định tại các Phụ lục 5 và 6.

9. Tổ chức kiểm tra, cấp chứng chỉ sơ cấp nghề hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp cho người học lái xe ô tô và máy kéo hạng A4.

10. Thu và sử dụng học phí đào tạo lái xe theo quy định hiện hành.

11. Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên bảo đảm tiêu chuẩn quy định và có kế hoạch định kỳ bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.

12. Thực hiện báo cáo theo quy định sau:

a) Đào tạo lái xe các hạng A1, A2: cơ sở đào tạo lập báo cáo đăng ký sát hạch theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 gửi cơ quan quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe trước kỳ sát hạch ít nhất 04 ngày;

b) Đào tạo lái xe các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và F: cơ sở đào tạo lập báo cáo đăng ký sát hạch lái xe và danh sách học sinh theo mẫu quy định tại các Phụ lục 8a và 8b kèm theo kế hoạch đào tạo của khoá học theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 gửi cơ quan quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe ngay sau khai giảng đối với các hạng A3, A4; không quá 07 ngày sau khai giảng đối với các hạng B1, B2, D, E, F và không quá 15 ngày sau khai giảng đối với hạng C;

c) Báo cáo gửi bằng đường công văn hoặc qua mạng về Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải theo quy định; trưởng ban quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe kiểm tra, ký tên vào từng trang.

Điều 7. Tài liệu phục vụ đào tạo và quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo lái xe

1. Có đủ giáo trình giảng dạy lái xe hiện hành theo các hạng xe được cơ quan có thẩm quyền ban hành.

2. Có tài liệu hướng dẫn ôn luyện, kiểm tra, thi và các tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập.

3. Có sổ sách, biểu mẫu phục vụ quản lý quá trình giảng dạy, học tập theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

4. Biểu mẫu, sổ sách sử dụng đối với cơ sở đào tạo lái xe ô tô bao gồm:

a) Kế hoạch đào tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 9;

b) Tiến độ đào tạo lái xe ô tô các hạng theo mẫu quy định tại Phụ lục 10;

c) Sổ theo dõi thực hành lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 11;

d) Sổ lên lớp theo quy định tại mẫu số 3 của Quyết định số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

đ) Sổ giáo án lý thuyết theo quy định tại mẫu số 5 của Quyết định số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với từng khóa học;

e) Sổ giáo án thực hành theo quy định tại mẫu số 6 của Quyết định số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với từng khóa học;

g) Sổ cấp chứng chỉ sơ cấp nghề, giấy chứng nhận tốt nghiệp theo quy định tại mẫu số 9 của Quyết định số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

5. Cơ sở đào tạo lái xe hạng A4 sử dụng các loại sổ tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều này.

6. Cơ sở đào tạo lái xe mô tô các hạng A1, A2, A3 sử dụng sổ nêu tại điểm d khoản 4 Điều này.

7. Mẫu Chứng chỉ sơ cấp nghề theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; giấy chứng nhận tốt nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 do cơ sở đào tạo tự in và quản lý.

8. Thời gian lưu trữ hồ sơ:

a) Không thời hạn đối với Sổ cấp chứng chỉ sơ cấp nghề và Sổ cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp;

b) 02 năm đối với các tài liệu còn lại;

Việc tiêu huỷ tài liệu hết thời hạn lưu trữ theo quy định hiện hành.

Mục 2. NGƯỜI HỌC LÁI XE

Điều 8. Điều kiện đối với người học lái xe

1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

2. Đủ tuổi, sức khoẻ, trình độ văn hóa theo quy định.

3. Người học lái xe hạng A2 phải thuộc đối tượng quy định của Thủ tướng Chính phủ.

4. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có thâm niên và số km lái xe an toàn như sau:

a) B1 lên B2: 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn;

b) B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng: 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn;

c) B2 lên D, C lên E: 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn.

Điều 9. Hình thức đào tạo

1. Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3, A4, B1 phải được đào tạo; được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải đăng ký đào tạo tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo để được ôn luyện, kiểm tra; đối với hạng A4, B1 phải được kiểm tra, cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo.

2. Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E và giấy phép lái xe các hạng F phải được đào tạo tập trung tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo và phải được kiểm tra cấp chứng chỉ tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo theo quy định.

Điều 10. Hồ sơ của người học lái xe

1. Hồ sơ của người học lái xe lần đầu

a) Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 13;

b) Bản photocopy giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn;

c) Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

2. Hồ sơ của người học lái xe nâng hạng

Ngoài giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này còn phải có:

a) Xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi làm việc hoặc bản khai có xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã nếu là chủ xe (hoặc xe của hộ gia đình) về thời gian và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định tại các Phụ lục 14a, 14b, 14c. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm về việc xác nhận; cá nhân chịu trách nhiệm về cam kết trước pháp luật;

b) Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở có công chứng hoặc chứng thực đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng D, E.

Mục 3. CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO LÁI XE

Điều 11. Cục Đường bộ Việt Nam

1. Cục Đường bộ Việt Nam được Bộ Giao thông vận tải giao nhiệm vụ quản lý thống nhất về đào tạo lái xe trong phạm vi cả nước.

2. Nghiên cứu xây dựng quy hoạch định hướng cơ sở đào tạo lái xe; nội dung quản lý, nội dung chương trình đào tạo lái xe; hệ thống văn bản, biểu mẫu, sổ sách quản lý nghiệp vụ phục vụ công tác quản lý đào tạo lái xe, trình Bộ Giao thông vận tải ban hành.

3. Ban hành giáo trình đào tạo lái xe và hướng dẫn thực hiện thống nhất trong cả nước.

4. Cấp mới, cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô theo định kỳ 05 năm; điều chỉnh hạng xe ô tô đào tạo, tăng lưu lượng đào tạo lái xe ô tô trên 20% so với lưu lượng ghi trong giấy phép đào tạo lái xe đã cấp cho các cơ sở đào tạo lái xe.

5. Ban hành nội dung, chương trình tập huấn đội ngũ giáo viên dạy thực hành lái xe trong cả nước.

6. Kiểm tra các Sở Giao thông vận tải, cơ sở đào tạo lái xe về công tác quản lý, đào tạo lái xe.

7. Thực hiện công tác quản lý đào tạo lái xe đối với các cơ sở được Bộ Giao thông vận tải giao và lưu trữ các tài liệu quy định tại khoản 7 Điều 12 của Thông tư này.

Điều 12. Sở Giao thông vận tải

1. Chịu trách nhiệm quản lý đào tạo lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Căn cứ quy hoạch định hướng, đề xuất để Cục Đường bộ Việt Nam chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô.

3. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát công tác đào tạo lái xe và cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận tốt nghiệp.

4. Cấp mới, cấp lại giấy phép đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 và điều chỉnh lưu lượng đào tạo lái xe ô tô đến 20% so với lưu lượng ghi trong giấy phép đào tạo lái xe đã cấp cho cơ sở đào tạo lái xe.

5. Kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn và đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam cấp mới, cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô hoặc điều chỉnh hạng và tăng lưu lượng đào tạo lái xe ô tô trên 20% cho các cơ sở đào tạo.

6. Tổ chức tập huấn, cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo nội dung, chương trình quy định.

7. Lưu trữ các tài liệu sau:

a) Danh sách giáo viên dạy thực hành lái xe;

b) Sổ theo dõi cấp giấy phép xe tập lái theo mẫu quy định tại Phụ lục 15;

c) Biên bản kiểm tra cơ sở đào tạo.

Điều 13. Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cơ sở đào tạo lái xe

1. Có trách nhiệm quản lý về tổ chức và hoạt động của các cơ sở đào tạo lái xe trực thuộc theo quy định hiện hành.

2. Tạo điều kiện để cơ sở đào tạo lái xe đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập; bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nâng cao nghiệp vụ công tác quản lý đào tạo cho cơ sở; thường xuyên chỉ đạo cơ sở thực hiện nghiêm túc các quy định về đào tạo lái xe.

Điều 14. Thủ tục, hồ sơ cấp giấy phép đào tạo lái xe

1. Cấp mới giấy phép đào tạo lái xe ô tô

Hồ sơ lập thành 03 bộ gửi Sở Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và lưu tại cơ sở đào tạo, gồm các giấy tờ sau:

a) Văn bản đề nghị của cơ sở đào tạo;

b) Văn bản đề nghị của Sở Giao thông vận tải;

c) Văn bản chấp thuận chủ trương của Cục Đường bộ Việt Nam;

d) Báo cáo đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe của cơ sở đào tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 16;

đ) Hồ sơ giáo viên gồm: bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông có công chứng hoặc chứng thực; bản photocopy chứng chỉ sư phạm, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe;

e) Hồ sơ xe tập lái gồm: bản sao giấy đăng ký xe có công chứng hoặc chứng thực; bản photocopy giấy phép xe tập lái, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

g) Biên bản kiểm tra xét cấp giấy phép đào tạo lái xe của Sở Giao thông vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục 17a;

h) Biên bản thẩm định xét cấp giấy phép đào tạo lái xe của đoàn kiểm tra do Cục Đường bộ Việt Nam chủ trì theo mẫu quy định tại Phụ lục 17b.

2. Cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô

a) Hồ sơ cấp lại khi hết hạn giấy phép hoặc điều chỉnh tăng lưu lượng đào tạo lái xe ô tô trên 20% lập thành 03 bộ gửi Sở Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và lưu tại cơ sở đào tạo, gồm tài liệu tại các điểm a, b, d, g (khi giấy phép hết hạn) hoặc biên bản kiểm tra xét tăng lưu lượng đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 18 (khi tăng lưu lượng trên 20%) và hồ sơ giáo viên, xe tập lái (đối với những trường hợp thay đổi so với thời điểm cấp phép gần nhất) nêu tại các điểm đ, e khoản 1 Điều này;

b) Hồ sơ cấp lại khi điều chỉnh hạng xe đào tạo lập thành 03 bộ gửi Sở Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và lưu tại cơ sở đào tạo, gồm tài liệu tại các điểm a, b, d và hồ sơ giáo viên, xe tập lái đối với hạng xe điều chỉnh tại các điểm đ, e khoản 1 Điều này;

c) Hồ sơ cấp lại khi điều chỉnh lưu lượng đào tạo đến 20% lập thành 02 bộ gửi Sở Giao thông vận tải và lưu tại cơ sở đào tạo, gồm tài liệu tại các điểm a, d, biên bản kiểm tra điều chỉnh lưu lượng đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 và hồ sơ giáo viên, xe tập lái tại các điểm đ, e khoản 1 Điều này.

3. Cấp giấy phép đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3 và A4

Hồ sơ lập thành 02 bộ gửi Sở Giao thông vận tải và lưu tại cơ sở đào tạo, gồm tài liệu tại các điểm a, d, biên bản kiểm tra xét cấp giấy phép đào tạo lái xe mô tô, máy kéo theo mẫu quy định tại Phụ lục 20 và hồ sơ giáo viên, xe tập lái tại các điểm đ, e khoản 1 Điều này.

4. Thời hạn xử lý hồ sơ

a) Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, 05 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải phải tổ chức kiểm tra, cấp giấy phép hoặc đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy phép cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

b) Trong thời gian không quá 25 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, 05 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Đường bộ Việt Nam phải tổ chức thẩm định cấp giấy phép cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

c) Trước khi giấy phép đào tạo lái xe hết hạn 30 ngày, cơ sở đào tạo phải gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép về Sở Giao thông vận tải.

5. Giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại các Phụ lục 21a và 21b.

6. Thời hạn của giấy phép đào tạo lái xe: 05 năm.

Chương II

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LÁI XE

Mục 1. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU ĐÀO TẠO

Điều 15. Mục tiêu

Đào tạo người lái xe nắm được các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ, có đạo đức nghề nghiệp, có kỹ năng điều khiển phương tiện tham gia giao thông an toàn.

Điều 16. Yêu cầu

1. Nắm vững các quy định của Luật Giao thông đường bộ và hệ thống biển báo hiệu đường bộ Việt Nam; trách nhiệm của người lái xe trong việc tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ.

2. Nắm được tác dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của các cụm, hệ thống chính trên xe ô tô thông dụng và một số phương tiện khác. Biết một số đặc điểm kết cấu của ô tô hiện đại; yêu cầu kỹ thuật của công tác kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên; biết được chế độ bảo dưỡng định kỳ, kiểm tra điều chỉnh và sửa chữa được các hỏng hóc thông thường của môtô, máy kéo hoặc ô tô trong quá trình hoạt động trên đường.

3. Nắm được trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của người lái xe; các thủ tục, phương pháp giao nhận, chuyên chở hàng hoá, phục vụ hành khách trong quá trình vận tải.

4. Điều khiển được phương tiện cơ giới đường bộ (ghi trong giấy phép lái xe) tham gia giao thông an toàn trên các loại địa hình, trong các điều kiện thời tiết khác nhau, xử lý các tình huống để phòng tránh tai nạn giao thông.

Mục 2. NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Điều 17. Đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3, A4

1. Thời gian đào tạo

a) Hạng A1 : 10 giờ (lý thuyết: 8, thực hành lái xe: 2).

b) Hạng A2 : 32 giờ (lý thuyết: 20, thực hành lái xe: 12).

c) Hạng A3, A4 : 112 giờ (lý thuyết: 52, thực hành lái xe: 60).

2. Các môn kiểm tra

a) Luật Giao thông đường bộ: đối với các hạng A2, A3, A4;

b) Thực hành lái xe: đối với các hạng A3, A4.

3. Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo

Số TT

CHỈ TIÊU TÍNH TOÁN

ĐƠN VỊ TÍNH

HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE

HẠNG A1

HẠNG A2

HẠNG A3, A4

 

CÁC MÔN HỌC

 

 

 

 

1

Luật Giao thông đường bộ

giờ

6

16

32

2

Cấu tạo và sửa chữa thông thường

giờ

-

-

12

3

Nghiệp vụ vận tải

giờ

-

-

4

4

Kỹ thuật lái xe

giờ

2

4

4

5

Thực hành lái xe

- Số giờ học thực hành lái xe/học viên

- Số km thực hành lái xe/học viên

- Số học viên/1 xe tập lái

giờ

giờ

km

học viên

2

2

-

-

12

12

-

-

60

12

100

5

6

Số giờ/học viên/khoá đào tạo

giờ

10

32

64

7

Tổng số giờ một khoá đào tạo

giờ

10

32

112

 

THỜI GIAN ĐÀO TẠO

 

 

 

 

1

Số ngày thực học

ngày

2

4

14

2

Số ngày nghỉ lễ, khai bế giảng

ngày

-

-

1

3

Cộng số ngày/khoá đào tạo

ngày

2

4

15

Điều 18. Đào tạo lái xe các hạng B1, B2, C

1. Thời gian đào tạo

a) Hạng B1: 536 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 400);

b) Hạng B2: 568 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 400);

c) Hạng C : 888 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 720).

2. Các môn kiểm tra

a) Kiểm tra tất cả các môn học trong quá trình học;

b) Kiểm tra cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận tốt nghiệp khi kết thúc khóa học gồm: môn Luật Giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn thực hành lái xe với 10 bài thi liên hoàn và lái xe trên đường.

3. Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo

SỐ TT

CHỈ TIÊU TÍNH TOÁN

ĐƠN VỊ TÍNH

HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE

HẠNG B1

HẠNG B2

HẠNG C

 

CÁC MÔN HỌC

 

 

 

 

1

Luật Giao thông đường bộ

giờ

80

80

80

2

Cấu tạo và sửa chữa thông thường

giờ

20

24

24

3

Nghiệp vụ vận tải

giờ

-

24

24

4

Đạo đức người lái xe

giờ

12

16

16

5

Kỹ thuật lái xe

giờ

24

24

24

6

Tổng số giờ học thực hành lái xe/1 xe tập lái

- Số giờ thực hành lái xe/học viên

- Số km thực hành lái xe/học viên

- Số học viên/1 xe tập lái

giờ


giờ

km

học viên

400


80

960

5

400


80

960

5

720


90

1000

8

7

Số giờ học/học viên/khoá đào tạo

giờ

216

248

258

8

Tổng số giờ một khoá đào tạo

giờ

536

568

888

 

THỜI GIAN ĐÀO TẠO

 

 

 

 

1

Ôn và kiểm tra kết thúc khoá học

ngày

4

4

4

2

Số ngày thực học

ngày

67

71

111

3

Số ngày nghỉ lễ, khai bế giảng

ngày

15

15

21

4

Cộng số ngày/khoá đào tạo

ngày

86

90

136

Điều 19. Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe

1. Thời gian đào tạo

a) Hạng B1 lên B2 : 102 giờ (lý thuyết: 52, thực hành lái xe: 50);

b) Hạng B2 lên C : 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);

c) Hạng C lên D : 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);

d) Hạng D lên E : 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);

đ) Hạng B2 lên D : 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280);

e) Hạng C lên E : 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280);

g) Hạng B2, C, D, E lên F tương ứng: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144).

2. Các môn kiểm tra

a) Kiểm tra tất cả các môn học trong quá trình học;

b) Kiểm tra cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đối với nâng hạng lên B2, C, D, E khi kết thúc khóa học gồm: môn Luật Giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn thực hành lái xe với 10 bài thi liên hoàn và lái xe trên đường. Đối với các hạng D, E phải bổ sung bài tiến lùi hình chữ chi;

c) Kiểm tra cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đối với nâng hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng khi kết thúc khóa học gồm: môn Luật Giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; thực hành lái xe trong hình và trên đường theo quy trình sát hạch lái xe hạng F.

3. Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo

SỐ TT

CHỈ TIÊU TÍNH TOÁN

ĐƠN VỊ TÍNH

HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE

B1 LÊN B2

B2 LÊN C

C LÊN D

D LÊN E

B2,C,D, E LÊN F

B2 LÊN D

C LÊN E

 

CÁC MÔN HỌC

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Luật Giao thông đường bộ

giờ

16

16

16

16

16

20

20

2

Kiến thức mới về xe nâng hạng

giờ

-

8

8

8

8

8

8

3

Nghiệp vụ vận tải

giờ

24

8

8

8

8

8

8

4

Đạo đức người lái xe

giờ

12

16

16

16

16

20

20

5

Tổng số giờ học thực hành lái xe/1 xe tập lái

- Số giờ thực hành lái xe/học viên

- Số km thực hành lái xe/học viên

- Số học viên/1 xe tập lái

giờ


giờ


km


học viên

50


10


150


5

144


18


240


8

144


18


240


8

144


18


240


8

144


18


240


8

280


28


380


10

280


28


380


10

6

Số giờ học/học viên/ khoá đào tạo

giờ

62

66

66

66

66

84

84

7

Tổng số giờ một khoá đào tạo

giờ

102

192

192

192

192

336

336

 

THỜI GIAN ĐÀO TẠO

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Ôn và kiểm tra kết thúc khoá học

ngày

2

2

2

2

2

2

2

2

Số ngày thực học

ngày

13

24

24

24

24

42

42

3

Số ngày nghỉ lễ, khai bế giảng

ngày

3

4

4

4

4

8

8

4

Cộng số ngày/khoá đào tạo

ngày

18

30

30

30

30

52

52

Điều 20. Nội dung và phân bổ chi tiết các môn học

1. Đào tạo lái xe các hạng A1, A2

Số TT

Nội dung

Hạng A1: 10 giờ

Hạng A2: 32 giờ

Lý thuyết
(5)

Thực hành
(5)

Lý thuyết
(12)

Thực hành
(20)

1

Luật Giao thông đường bộ

- Những điều cần biết về Luật giao thông đường bộ

- Các nguyên tắc đi sa hình

- Kiểm tra

4

3


1

-

2

1


1

-

10

7


2

1

6

3


3

-

2

Kỹ thuật lái xe

- Kỹ thuật lái xe mô tô

- Quy trình sát hạch lái xe mô tô

1

0,5

0,5

1

1

-

2

1

1

2

2

-

3

Thực hành lái xe

- Tập lái xe trong hình

- Tập lái xe trong sân tập

- Tập phanh gấp

- Tập lái vòng cua

-

-

-

-

-

2

1,5

0,5

-

-

-

-

-

-

-

12

2

8

1

1

2. Đào tạo lái xe các hạng A3, A4

Số TT

Nội dung

Lý thuyết
(39)

Thực hành
(73)

1

Luật Giao thông đường bộ: 32 giờ

 

Phần I. Luật Giao thông đường bộ:

- Chương I: Những quy định chung

- Chương II: Quy tắc giao thông đường bộ

- Chương III: Phương tiện tham gia giao thông đường bộ

- Chương IV: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ

- Chương V: Vận tải đường bộ

 

Phần II. Biển báo hiệu đường bộ:

- Chương I: Quy định chung

- Chương II: Hiệu lệnh điều khiển giao thông

- Chương III: Biển báo hiệu

 + Biển báo cấm

 + Biển báo nguy hiểm

 + Biển hiệu lệnh

 + Biển chỉ dẫn

 + Biển phụ

- Chương IV: Các báo hiệu đường bộ khác

 + Vạch kẻ đường

 + Cọc tiêu, tường bảo vệ và hàng rào chắn

 + Cột kilômét

 + Mốc lộ giới

 + Gương cầu lồi và dải phân cách tôn sóng

 + Báo hiệu trên đường cao tốc

 + Báo hiệu cấm đi lại

 

Phần III. Xử lý các tình huống giao thông

- Các tính chất của sa hình

- Các nguyên tắc đi sa hình

- Kiểm tra

25

 

12

1

4

2

3


2

 

11

0,5

1

 

1

1

1

1

1

 

1

1

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

 

1

0,5

0,5

1

7

 

-

-

-

-

-


-

 

6

-

1

 

1

1

1

1

1

 

-

-

-

-

-

-

-

 

1

-

1

-

2

Cấu tạo và sửa chữa thông thường: 12 giờ

- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

- Cách sử dụng các trang thiết bị điều khiển

- Sửa chữa thông thường

6

2

2

2

6

1

2

3

3

Nghiệp vụ vận tải: 4 giờ

- Phân loại hàng hoá và hành khách

- Các thủ tục giấy tờ

- Khai thác hàng hoá vận chuyển trong cơ chế thị trường

4

1

1

2

-

-

-

-

4

Kỹ thuật lái xe: 4 giờ

- Kỹ thuật lái xe cơ bản

- Lái xe trên bãi và lái xe trong hình số 8, số 3

- Lái xe trên đường phức tạp và lái xe ban đêm

- Bài tập tổng hợp

4

1

1

1

1

-

-

-

-

-

5

Thực hành lái xe: 60 giờ

- Tập lái xe trong bãi phẳng (sân tập lái)

- Tập lái xe trên đường bằng (sân tập lái)

- Tập lái xe trong hình số 3, số 8 ghép (sân tập lái)

- Tập lái xe ban đêm

- Tập lái xe trên đường trung du, đèo núi

- Tập lái xe trên đường phức tạp

- Tập lái xe chở có tải

- Bài tập lái tổng hợp

- Kiểm tra

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

60

4

4

8

6

10

10

12

4

2

3. Đào tạo lái xe các hạng B1, B2, C

a) Môn Luật Giao thông đường bộ

Số TT

Nội dung học

Hạng B1:
80 giờ

Hạng B2:
80 giờ

Hạng C:
80 giờ

Lý thuyết
(64)

Thực hành
(16)

Lý thuyết
(64)

Thực hành
(16)

Lý thuyết
(64)

Thực hành
(16)

1

Phần I. Luật Giao thông đường bộ

- Chương I: Những quy định chung

- Chương II: Quy tắc giao thông đường bộ

- Chương III: Phương tiện tham gia giao thông đường bộ

- Chương IV: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ

- Chương V: Vận tải đường bộ

24

2

9


5


5



3

-

-

-


-


-



-

24

2

9


5


5



3

-

-

-


-


-



-

24

2

9


5


5



3

-

-

-


-


-



-

2

Phần II. Hệ thống báo hiệu đường bộ

- Chương I: Quy định chung

- Chương II: Hiệu lệnh điều khiển giao thông

- Chương III: Biển báo hiệu

 + Phân nhóm và hiệu lực của biển báo hiệu

 + Biển báo cấm

 + Biển báo nguy hiểm

 + Biển hiệu lệnh

 + Biển chỉ dẫn

 + Biển phụ

- Chương IV: Các báo hiệu đường bộ khác

 + Vạch kẻ đường

 + Cọc tiêu, tường bảo vệ và hàng rào chắn

 + Cột kilômét

 + Mốc lộ giới

 + Gương cầu lồi và dải phân cách tôn sóng

 + Báo hiệu trên đường cao tốc

 + Báo hiệu cấm đi lại

22

1

1



1


3

3

2

3

1

 


2

1


1

1

-


1

1

8

-

1



-


1

1

1

1

1

 


1

-


-

-

1


-

-

22

1

1



1


3

3

2

3

1

 


2

1


1

1

-


1

1

8

-

1



-


1

1

1

1

1

 


1

-


-

-

1


-

-

22

1

1



1


3

3

2

3

1

 


2

1


1

1

-


1

1

8

-

1



-


1

1

1

1

1

 


1

-


-

-

1


-

-

3

Phần III. Xử lý các tình huống giao thông

- Chương I: Các đặc điểm của sa hình

- Chương II: Các nguyên tắc đi sa hình

- Chương III: Vận dụng các tình huống giao thông trên sa hình

8


2

 

4

 

2

6


-

 

4

 

2

8


2

 

4

 

2

6


-

 

4

 

2

8


2

 

4

 

2

6


-

 

4

 

2

4

Tổng ôn tập

10

2

10

2

10

2

b) Môn cấu tạo và sửa chữa thông thường

Số TT

Nội dung học

Hạng B1:
20 giờ

Hạng B2:
24 giờ

Hạng C:
24 giờ

Lý thuyết
(11)

Thực hành
(9)

Lý thuyết
(13)

Thực hành
(11)

Lý thuyết
(13)

Thực hành
(11)

1

Giới thiệu cấu tạo chung

1

-

2

-

2

-

2

Động cơ ô tô

1

2

2

2

2

2

3

Gầm ô tô

2

1

2

2

2

2

4

Điện ô tô

2

1

2

2

2

2

5

Nội quy xưởng, kỹ thuật an toàn, sử dụng đồ nghề

1

-

1

-

1

-

6

Bảo dưỡng các cấp

1

2

1

2

1

2

7

Sửa chữa các hư hỏng thông thường

2

3

2

3

2

3

8

Kiểm tra

1

-

1

-

1

-

c) Môn nghiệp vụ vận tải

Số TT

Nội dung học

Hạng B2: 24 giờ

Hạng C: 24 giờ

Lý thuyết
(17)

Thực hành
(7)

Lý thuyết
(17)

Thực hành
(7)

1

Khái niệm chung về vận tải ô tô, quản lý vận tải, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

4

1

4

1

2

Công tác vận chuyển hàng hoá, hành khách

4

2

4

2

3

Các thủ tục trong vận tải

4

2

4

2

4

Trách nhiệm của lái xe

4

2

4

2

5

Kiểm tra

1

-

1

-

d) Môn đạo đức người lái xe

Số TT

Nội dung học

Hạng B1:
12 giờ

Hạng B2:
16 giờ

Hạng C:
16 giờ

Lý thuyết
(12)

Thực hành

Lý thuyết
(16)

Thực hành

Lý thuyết
(16)

Thực hành

1

Những vấn đề cơ bản về phẩm chất đạo đức trong giai đoạn hiện nay

3

-

3

-

3

-

2

Đạo đức nghề nghiệp của người lái xe

4

-

4

-

4

-

3

Cơ chế thị trường và sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh vận tải

4

-

4

-

4

-

4

Những quy định về trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụng lao động, của lái xe trong kinh doanh vận tải

-

-

4

-

4

-

5

Kiểm tra

1

-

1

-

1

-

đ) Môn kỹ thuật lái xe

Số TT

Nội dung học

Hạng B1:
24 giờ

Hạng B2:
24 giờ

Hạng C:
24 giờ

Lý thuyết
(17)

Thực hành
(7)

Lý thuyết
(17)

Thực hành
(7)

Lý thuyết
(17)

Thực hành
(7)

1

Cấu tạo, tác dụng các bộ phận trong buồng lái

1

1

1

1

1

1

2

Kỹ thuật lái xe cơ bản

6

2

6

2

6

2

3

Kỹ thuật lái xe trên các loại đường

4

2

4

2

4

2

4

Kỹ thuật lái xe chở hàng hoá

2

1

2

1

2

1

5

Tâm lý khi điều khiển ô tô

1

-

1

-

1

-

6

Thực hành lái xe tổng hợp

2

1

2

1

2

1

7

Kiểm tra

1

-

1

-

1

-

e) Môn thực hành lái xe

Số TT

Nội dung môn học

Hạng B1:
400 giờ

Hạng B2:
400 giờ

Hạng C:
720 giờ

1

Tập lái tại chỗ số nguội (không nổ máy)

8

8

8

2

Tập lái xe tại chỗ số nóng (có nổ máy)

8

8

8

3

Tập lái xe trong bãi phẳng (sân tập lái)

32

32

48

4

Tập lái xe trong hình số 3, số 8 ghép; tiến lùi theo hình chữ chi (sân tập lái)

32

32

40

5

Tập lái xe trên đường bằng (sân tập lái)

32

32

48

6

Tập lái trên đường trung du, đèo núi

40

40

64

7

Tập lái xe trên đường phức tạp

48

48

80

8

Tập lái ban đêm

40

40

48

9

Tập lái xe có tải

64

64

208

10

Bài tập lái tổng hợp

96

96

168

4. Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe

Số TT

Nội dung

Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe

B1 lên B2
(giờ)

B2 lên C
(giờ)

C lên D
(giờ)

D lên E
(giờ)

B2,C,D,E lên F
(giờ)

B2 lên D
(giờ)

C lên E
(giờ)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

1

Luật Giao thông đường bộ:

Phần I. Luật Giao thông đường bộ

- Chương I: Những quy định chung

- Chương II: Quy tắc giao thông đường bộ

- Chương III: Phương tiện tham gia giao thông đường bộ

- Chương IV: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ

- Chương V: Vận tải đường bộ

 

Phần II. Hệ thống báo hiệu đường bộ

- Chương I : Quy định chung

- Chương II : Hiệu lệnh điều khiển giao thông

- Chương III : Biển báo hiệu

 + Biển báo cấm

 + Biển báo nguy hiểm

 + Biển hiệu lệnh

 + Biển chỉ dẫn

 + Biển phụ

- Chương IV: Các báo hiệu đường bộ khác

 + Vạch kẻ đường

 + Cọc tiêu, tường bảo vệ và hàng rào chắn

 + Cột kilômét

 + Mốc lộ giới

 + Gương cầu lồi và dải phân cách tôn sóng

 + Báo hiệu trên đường cao tốc

 + Báo hiệu cấm đi lại

 

Phần III. Xử lý các tình huống giao thông

- Chương I: Các đặc điểm của sa hình

- Chương II: Các nguyên tắc đi sa hình

- Chương III: Vận dụng các tình huống giao thông trên sa hình.

16

4

0,5

1


1


1



0,5

 

9

0,5

0,5

 


1

1

1

1

0,5

 


0,5

0,5


0,5

0,5

0,5


0,5

0,5

 

3


1


1


1

 

16

4

0,5

1


1


1



0,5

 

9

0,5

0,5

 


1

1

1

1

0,5

 


0,5

0,5


0,5

0,5

0,5


0,5

0,5

 

3


1


1


1

 

16

4

0,5

1


1


1



0,5

 

9

0,5

0,5

 


1

1

1

1

0,5

 


0,5

0,5


0,5

0,5

0,5


0,5

0,5

 

3


1


1


1

 

16

4

0,5

1


1


1



0,5

 

9

0,5

0,5

 


1

1

1

1

0,5

 


0,5

0,5


0,5

0,5

0,5


0,5

0,5

 

3


1


1


1

16

4

0,5

1


1


1



0,5

 

9

0,5

0,5

 


1

1

1

1

0,5

 


0,5

0,5


0,5

0,5

0,5


0,5

0,5

 

3


1


1


1

 

20

6

1

2


1


1



1

 

10

0,5

1

 


1

1

1

1

0,5

 


1

0,5


0,5

0,5

0,5


0,5

0,5

 

4


1


1


2

20

6

1

2


1


1



1

 

10

0,5

1

 


1

1

1

1

0,5

 


1

0,5


0,5

0,5

0,5


0,5

0,5

 

4


1


1


2

2

Kiến thức mới về xe nâng hạng

- Giới thiệu cấu tạo chung, vị trí, cách sử dụng các thiết bị trong buồng lái

- Một số đặc điểm về kết cấu điển hình trên động cơ ô tô hiện đại

- Một số đặc điểm điển hình về hệ thống điện ôtô hiện đại

- Một số đặc điểm về kết cấu điển hình hệ thống truyền động ô tô hiện đại

- Kiểm tra

-

8

1


2


2


2

 

1

8

1


2


2


2

 

1

8

1


2


2


2

 

1

8

1


2


2


2

 

1

8

1


2


2


2

 

1

8

1


2


2


2

 

1

3

Nghiệp vụ vận tải

- Khái niệm chung về vận tải ô tô, quản lý vận tải, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

- Công tác vận chuyển hàng hoá, hành khách

- Các thủ tục trong vận tải

- Quy trình làm việc của người lái xe

- Kiểm tra

24

7



6


6

4

1

8

2



2


2

1

1

8

2



2


2

1

1

8

2



2


2

1

1

8

2



2


2

1

1

8

2



2


2

1

1

8

2



2


2

1

1

4

Đạo đức người lái xe

- Những vấn đề cơ bản và yêu cầu về phẩm chất đạo đức trong giai đoạn hiện nay

- Đạo đức nghề nghiệp của người lái xe

- Cơ chế thị trường và sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh vận tải

- Những quy định về trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụng lao động, của lái xe trong kinh doanh vận tải

- Kiểm tra

12

2



3


3


3

 

 

1

16

3



4


4


4

 

 

1

16

3



4


4


4

 

 

1

16

3



4


4


4

 

 

1

16

3



4


4


4

 

 

1

20

4



5


5


5

 

 

1

20

4



5


5


5

 

 

1

5

Thực hành lái xe

- Tập lái xe trong bãi phẳng (sân tập lái)

- Tập lái xe trên đường bằng (sân tập lái)

- Tập lái xe trong hình số 3, số 8 ghép (sân tập lái)

- Tập lái xe trong hình chữ chi (sân tập lái)

- Tập lái xe tiến, lùi thẳng (sân tập lái)

- Tập lái trên đường trung du, đèo núi

- Tập lái xe trên đường phức tạp

- Tập lái ban đêm

- Tập lái xe có tải

- Bài tập lái tổng hợp

50

 


2


2


2


-

8

8

8

8

12

144

4


4


4


4


-

20

20

16

40

32

144

4


4


4


4


-

20

20

16

40

32

144

4


4


4


4


-

20

20

16

40

32

144

4


4


-


-


8

20

20

16

40

32

280

8


8


8


16


-

32

40

32

72

64

280

8


8


8


16


-

32

40

32

72

64

Phần III

SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE

Chương I

HỆ THỐNG GIẤY PHÉP LÁI XE

Điều 21. Phân hạng giấy phép lái xe

1. Hạng A1 cấp cho:

a) Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;

b) Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.

2. Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

3. Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, bao gồm cả xe lam ba bánh, xích lô máy và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

4. Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo có trọng tải đến 1000 kg.

5. Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg;

c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg.

6. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg;

b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

7. Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên;

b) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên;

c) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

8. Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

9. Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;

b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.

10. Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.

11. Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:

a) Hạng FB2 cấp cho người lái xe ôtô được quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2;

b) Hạng FC cấp cho người lái xe ôtô được quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2;

c) Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô được quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;

d) Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô được quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.

Điều 22. Thời hạn của giấy phép lái xe

1. Hạng A1, A2, A3: không thời hạn.

2. Hạng A4, B1, B2: 05 năm kể từ ngày cấp.

3. Hạng C, D, E và các hạng F: 03 năm kể từ ngày cấp.

Chương II

SÁT HẠCH LÁI XE

Mục 1. TRUNG TÂM SÁT HẠCH LÁI XE

Điều 23. Trung tâm sát hạch lái xe

1. Trung tâm sát hạch lái xe được xây dựng theo tiêu chuẩn quy định phù hợp với quy hoạch và phân loại như sau:

a) Trung tâm sát hạch loại 1: sát hạch lái xe tất cả các hạng;

b) Trung tâm sát hạch loại 2: sát hạch lái xe đến hạng C;

c) Trung tâm sát hạch loại 3: sát hạch lái xe đến hạng A4.

2. Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, việc xây dựng mới trung tâm sát hạch loại 1 phải có ý kiến thoả thuận chủ trương của Bộ Giao thông vận tải, việc xây dựng mới trung tâm sát hạch loại 2 hoặc nâng hạng loại 2 lên loại 1 phải có ý kiến thoả thuận chủ trương của Cục Đường bộ Việt Nam. Việc xây dựng mới trung tâm sát hạch loại 3 do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; trường hợp nâng cấp sân tập lái thành trung tâm sát hạch lái xe loại 3 do Sở Giao thông vận tải xem xét, quyết định.

3. Cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2 đủ điều kiện hoạt động (theo mẫu quy định tại Phụ lục 22a). Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 3 đủ điều kiện hoạt động (theo mẫu quy định tại Phụ lục 22b).

4. Giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động có hiệu lực trong thời hạn 05 năm. Trước khi giấy chứng nhận hết hạn 30 ngày hoặc trong quá trình hoạt động nếu có những thay đổi về phần mềm sát hạch, thiết bị chấm điểm, chủng loại ô tô sát hạch thì trung tâm sát hạch và Sở Giao thông vận tải trực tiếp quản lý trung tâm phải có văn bản báo cáo để Cục Đường bộ Việt Nam xem xét, quyết định.

Điều 24. Thủ tục, hồ sơ cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe

1. Bố trí mặt bằng tổng thể và kích thước hình sát hạch của trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2

Hồ sơ đề nghị thỏa thuận bố trí mặt bằng tổng thể và kích thước hình sát hạch của trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2 lập thành 03 bộ gửi Sở Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và lưu tại trung tâm sát hạch lái xe, bao gồm các giấy tờ sau:

a) Văn bản đề nghị xây dựng trung tâm sát hạch lái xe của chủ đầu tư;

b) Văn bản đồng ý chủ trương của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;

c) Văn bản chấp thuận chủ trương của Bộ Giao thông vận tải hoặc Cục Đường bộ Việt Nam;

d) Văn bản của Sở Giao thông vận tải đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam thỏa thuận bố trí mặt bằng tổng thể và kích thước hình sát hạch cho trung tâm sát hạch lái xe gửi kèm theo hồ sơ gồm: dự án đầu tư xây dựng, bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể, giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế kích thước hình sát hạch, loại xe cơ giới dùng để sát hạch, loại thiết bị chấm điểm tự động.

2. Sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra theo hồ sơ thiết kế đã được thỏa thuận và có văn bản đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam xem xét, cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động.

3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 3 đủ điều kiện hoạt động lập thành 02 bộ gửi Sở Giao thông vận tải và lưu tại trung tâm sát hạch lái xe, bao gồm các giấy tờ sau:

a) Văn bản đề nghị xây dựng trung tâm sát hạch lái xe của chủ đầu tư;

b) Văn bản chấp thuận chủ trương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp xây dựng mới; văn bản chấp thuận chủ trương của Sở Giao thông vận tải đối với trường hợp nâng cấp từ sân tập lái;

c) Văn bản đề nghị thoả thuận bố trí mặt bằng tổng thể của trung tâm sát hạch lái xe kèm theo hồ sơ gồm: dự án đầu tư xây dựng, bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể, giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế kích thước hình sát hạch, loại xe cơ giới dùng để sát hạch;

d) Văn bản của trung tâm sát hạch đề nghị Sở Giao thông vận tải kiểm tra cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động.

4. Thời hạn xử lý hồ sơ:

a) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc đối với trường hợp thoả thuận bố trí mặt bằng tổng thể và kích thước hình sát hạch kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, 15 ngày đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động kể từ khi nhận được văn bản đề nghị kiểm tra của Trung tâm sát hạch, Sở Giao thông vận tải phải tiến hành kiểm tra để đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam xem xét thỏa thuận hoặc cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2 đủ điều kiện hoạt động;

b) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc đối với trường hợp thoả thuận bố trí mặt bằng tổng thể và kích thước hình sát hạch kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, 25 ngày đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động kể từ khi nhận được văn bản đề nghị kiểm tra của Sở Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam phải thoả thuận bố trí mặt bằng tổng thể và kích thước hình sát hạch hoặc tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2 đủ điều kiện hoạt động. Trường hợp không thoả thuận hoặc không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

c) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc đối với trường hợp thoả thuận bố trí mặt bằng tổng thể kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, 10 ngày đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động kể từ khi nhận được văn bản đề nghị kiểm tra của Trung tâm sát hạch, Sở Giao thông vận tải phải thoả thuận bố trí mặt bằng tổng thể hoặc tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 3 đủ điều kiện hoạt động. Trường hợp không thoả thuận hoặc không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 25. Trách nhiệm của trung tâm sát hạch lái xe

1. Bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị kiểm tra chấm điểm theo quy định để thực hiện các kỳ sát hạch đạt kết quả chính xác, khách quan; báo cáo về Sở Giao thông vận tải và Cục Đường bộ Việt Nam khi thiết bị, phương tiện dùng cho sát hạch hoạt động không chính xác, không ổn định hoặc khi thay đổi thiết bị, phương tiện dùng cho sát hạch để xử lý kịp thời.

2. Phối hợp và tạo mọi điều kiện để các cơ sở đào tạo lái xe đưa học viên đến ôn luyện và các hội đồng sát hạch tổ chức sát hạch đúng kế hoạch, thuận tiện.

3. Chấp hành và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm tra, kiểm chuẩn theo tiêu chuẩn của trung tâm sát hạch lái xe.

4. Xây dựng kế hoạch thu, chi hàng năm báo cáo cấp có thẩm quyền theo dõi, quản lý và tổ chức thực hiện theo quy định.

5. Thực hiện các dịch vụ phục vụ cho hoạt động của trung tâm sát hạch; công khai mức thu phí sát hạch và giá các dịch vụ khác.

6. Bảo đảm an toàn cho các kỳ sát hạch lái xe; phối hợp các đơn vị, cơ quan liên quan giải quyết khi có các vụ việc xảy ra.

7. Thực hiện chế độ báo cáo và lưu trữ hồ sơ sát hạch theo quy định.

8. Nối mạng thông tin quản lý với cơ quan quản lý sát hạch trực tiếp.

Mục 2. NGƯỜI DỰ SÁT HẠCH LÁI XE

Điều 26. Hồ sơ để được dự sát hạch lái xe

1. Đối với người dự sát hạch lái xe lần đầu

Sử dụng chung hồ sơ quy định tại Điều 10 của Thông tư này và bổ sung:

a) Chứng chỉ nghề hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng A4, B1, B2, C;

b) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo có tên của người dự sát hạch.

2. Đối với người dự sát hạch nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng B2, C, D, E và các hạng F

Sử dụng chung hồ sơ quy định tại Điều 10 của Thông tư này và bổ sung:

a) Chứng chỉ nghề hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá đào tạo nâng hạng;

b) Giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp;

c) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo có tên của người dự sát hạch.

3. Đối với người dự sát hạch lại do giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng theo quy định, hồ sơ sát hạch lại bao gồm giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 10, hồ sơ gốc và giấy phép lái xe. Trường hợp giấy phép lái xe quá hạn và không còn hồ sơ gốc, hồ sơ sát hạch lại bao gồm giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 10, giấy phép lái xe và đơn trình báo mất hồ sơ gốc có xác nhận của cơ quan công an cấp xã.

4. Đối với người dự sát hạch lại do bị mất giấy phép lái xe, bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn, bị thu hồi giấy phép lái xe, hồ sơ sát hạch lại bao gồm giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 10, hồ sơ gốc và đơn trình báo mất giấy phép lái xe có xác nhận của cơ quan công an cấp xã hoặc quyết định tước quyền sử dụng giấy phép lái xe. Trường hợp mất giấy phép lái xe và mất hồ sơ gốc, hồ sơ sát hạch lại bao gồm giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 10 và đơn trình báo mất giấy phép lái xe, mất hồ sơ gốc có xác nhận của cơ quan công an cấp xã.

Điều 27. Bảo lưu kết quả sát hạch

Người dự sát hạch được quyền bảo lưu một lần đối với nội dung sát hạch đã đạt yêu cầu của kỳ sát hạch trước nếu muốn dự sát hạch phải bảo đảm các điều kiện quy định đối với người học tại Điều 8, khoản 1, khoản 2 Điều 26 của Thông tư này và phải có tên trong biên bản xác nhận vắng, trượt của hội đồng sát hạch hoặc tổ sát hạch kỳ trước.

Mục 3. QUY TRÌNH SÁT HẠCH LÁI XE

Điều 28. Nội dung và quy trình sát hạch lái xe

1. Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe ô tô phải được thực hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe có đủ điều kiện hoạt động (sau đây gọi là trung tâm sát hạch).

2. Nội dung sát hạch cấp giấy phép lái xe theo quy định tại phần 2 Tiêu chuẩn ngành số 22 TCN 286-01 ban hành kèm theo Quyết định số 4392/2001/QĐ-BGTVT ngày 20 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

3. Việc tổ chức sát hạch lái xe được thực hiện như sau:

a) Sát hạch lý thuyết đối với hạng A1: thực hiện trắc nghiệm trên giấy hoặc trên máy vi tính;

b) Sát hạch lý thuyết đối với các hạng A2, A3, A4, B1, B2, C, D, E và các hạng F: thực hiện trên máy vi tính;

c) Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với các hạng A1, A2, A3, A4 và các hạng F: thực hiện tại trung tâm sát hạch hoặc sân sát hạch;

d) Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với các hạng B1, B2, C, D, E: thực hiện tại trung tâm sát hạch có thiết bị chấm điểm tự động, không có sát hạch viên ngồi trên xe sát hạch;

đ) Sát hạch thực hành lái xe trên đường giao thông công cộng: áp dụng đối với các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và các hạng F.

4. Cục Đường bộ Việt Nam hướng dẫn cụ thể thực hiện việc sát hạch, cấp giấy phép lái xe theo quy định.

Điều 29. Chuẩn bị kỳ sát hạch

Ban quản lý sát hạch có các nhiệm vụ sau đây:

1. Đối với kỳ sát hạch lái xe hạng A1, A2

a) Tiếp nhận danh sách học sinh;

b) Kiểm tra hồ sơ và điều kiện người dự sát hạch theo quy định tại các Điều 26, Điều 27 của Thông tư này;

c) Trình Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải duyệt và ra quyết định tổ chức kỳ sát hạch; thành lập tổ sát hạch, tổ giám sát (nếu có).

2. Đối với kỳ sát hạch lái xe các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và F

a) Tiếp nhận báo cáo đề nghị tổ chức sát hạch lái xe kèm danh sách thí sinh dự sát hạch (báo cáo 2) của cơ sở đào tạo theo mẫu quy định tại các Phụ lục 23a và 23b. Báo cáo do cơ sở đào tạo lập gửi cơ quan quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe trước kỳ sát hạch ít nhất 07 ngày;

 b) Kiểm tra hồ sơ và điều kiện người dự sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và F theo quy định tại các Điều 26, Điều 27 của Thông tư này và phải có tên trong danh sách học sinh (báo cáo 1) và danh sách thí sinh dự sát hạch (báo cáo 2);

Người được giao nhiệm vụ kiểm tra, duyệt hồ sơ người dự sát hạch phối hợp với cơ sở đào tạo lập biên bản kiểm tra hồ sơ thí sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 23c.

c) Đối với người dự sát hạch lại do giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng theo quy định, bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn, bị thu hồi giấy phép lái xe, cơ quan quản lý sát hạch thuộc Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm rà soát, lập danh sách thí sinh sát hạch lại để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 24;

d) Dự kiến lịch sát hạch và thông báo cho cơ sở đào tạo và người dự sát hạch lại;

đ) Trình Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải duyệt và ra quyết định tổ chức kỳ sát hạch lái xe; thành lập hội đồng sát hạch, tổ sát hạch và tổ giám sát (nếu có) theo mẫu quy định tại Phụ lục 25a kèm theo danh sách thí sinh được phép dự sát hạch, sát hạch lại để cấp giấy phép lái xe các hạng theo mẫu quy định tại Phụ lục 25b, 25c.

Điều 30. Hội đồng sát hạch

1. Hội đồng sát hạch do Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải thành lập.

a) Hội đồng làm việc phải có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự, quyết định theo đa số; trường hợp các thành viên trong hội đồng có ý kiến ngang nhau thì thực hiện theo kết luận của Chủ tịch hội đồng;

b) Kết thúc kỳ sát hạch, hội đồng sát hạch tự giải thể.

2. Thành phần của hội đồng sát hạch

a) Chủ tịch hội đồng: đại diện ban quản lý sát hạch hoặc người được Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải uỷ quyền;

b) Phó Chủ tịch hội đồng: Thủ trưởng cơ sở đào tạo lái xe;

c) Các Uỷ viên, gồm: Giám đốc trung tâm sát hạch lái xe, tổ trưởng tổ sát hạch và uỷ viên thư ký (uỷ viên thư ký là người của ban quản lý sát hạch thuộc Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải).

3. Nhiệm vụ của hội đồng sát hạch:

a) Chỉ đạo kiểm tra và yêu cầu hoàn thiện các điều kiện tổ chức kỳ sát hạch;

b) Phân công và sắp xếp kế hoạch thực hiện kỳ sát hạch;

c) Phổ biến, hướng dẫn các quy định, nội quy sát hạch, thông báo mức phí, lệ phí sát hạch, cấp giấy phép lái xe và các quy định cần thiết cho các sát hạch viên và người dự sát hạch;

d) Tổ chức kỳ sát hạch theo quy định;

đ) Lập biên bản xử lý các vi phạm quy định sát hạch theo quyền hạn được giao và báo cáo cơ quan có thẩm quyền;

e) Yêu cầu cơ sở đào tạo và người dự sát hạch giải quyết bồi thường nếu để xảy ra tai nạn (do lỗi thí sinh gây ra) trong quá trình sát hạch lái xe trong hình;

g) Tổng hợp kết quả kỳ sát hạch và ký xác nhận biên bản;

h) Gửi, lưu trữ các văn bản, tài liệu của kỳ sát hạch tại cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe và ban quản lý sát hạch.

Điều 31. Tổ sát hạch

1. Tổ sát hạch do Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải thành lập

a) Tổ sát hạch chịu sự chỉ đạo trực tiếp của hội đồng sát hạch. Tổ sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2 chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban quản lý sát hạch;

b) Kết thúc kỳ sát hạch tổ sát hạch tự giải thể.

2. Thành viên của tổ sát hạch gồm tổ trưởng và các sát hạch viên là công chức, viên chức của Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải hoặc của các cơ sở đào tạo lái xe.

3. Tiêu chuẩn của sát hạch viên:

a) Có tư cách đạo đức tốt;

b) Trình độ văn hoá: tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;

c) Đã có giấy phép lái xe tương ứng với hạng xe sát hạch ít nhất 03 năm;

d) Được tập huấn về nghiệp vụ sát hạch và được Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam cấp thẻ sát hạch viên.

4. Nhiệm vụ của tổ sát hạch

a) Kiểm tra phương tiện, trang thiết bị chấm điểm, sân sát hạch, phương án bảo vệ để bảo đảm an toàn trong quá trình sát hạch;

b) Yêu cầu thí sinh chấp hành quy định và nội quy sát hạch; không để người không có nhiệm vụ vào phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch;

c) Sát hạch theo nội dung và quy trình quy định;

d) Lập biên bản, xử lý các trường hợp vi phạm nội quy trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao hoặc báo cáo hội đồng sát hạch;

đ) Sát hạch, tổng hợp kết quả, đánh giá kỳ sát hạch để báo cáo hội đồng sát hạch hoặc ban quản lý sát hạch (đối với sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2);

e) Các sát hạch viên chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả sát hạch. Tổ trưởng tổ sát hạch chịu trách nhiệm về kết quả chung của kỳ sát hạch;

g) Khi thi hành nhiệm vụ, sát hạch viên phải mặc đồng phục theo quy định.

Điều 32. Trình tự tổ chức sát hạch

1. Phổ biến nội quy và nội dung có liên quan của kỳ sát hạch

a) Trước khi tổ chức sát hạch, Chủ tịch hội đồng sát hạch mời các thành viên của hội đồng, tổ sát hạch, tổ giám sát (nếu có) họp để phân công nhiệm vụ của từng thành viên trong kỳ sát hạch;

b) Tổ chức khai mạc kỳ sát hạch để công bố quyết định tổ chức kỳ sát hạch, phổ biến các nội dung có liên quan của kỳ sát hạch cho người dự sát hạch.

2. Sát hạch theo nội dung, quy trình sát hạch.

3. Kết thúc kỳ sát hạch

a) Đối với kỳ sát hạch lái xe hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và F, Chủ tịch hội đồng sát hạch mời các thành viên của hội đồng, tổ sát hạch, tổ giám sát (nếu có) họp để tổ trưởng sát hạch báo cáo kết quả sát hạch và thống nhất ký biên bản tổng hợp kết quả kỳ sát hạch;

 Chủ tịch hội đồng sát hạch ký tên và đóng dấu cơ quan vào biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của người dự sát hạch trúng tuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục 26 và lưu trữ toàn bộ hồ sơ, biên bản kết quả kỳ sát hạch theo quy định.

b) Đối với sát hạch lái xe mô tô hạng A1, A2: tổ trưởng sát hạch mời các thành viên của tổ sát hạch, tổ giám sát (nếu có) họp thông qua kết quả sát hạch và thống nhất ký biên bản tổng hợp kết quả kỳ sát hạch.

Trưởng ban quản lý sát hạch ký tên và đóng dấu cơ quan xác nhận vào biên bản tổng hợp kết quả sát hạch của người dự sát hạch trúng tuyển và lưu trữ toàn bộ hồ sơ, biên bản kết quả kỳ sát hạch theo quy định.

Điều 33. Giám sát kỳ sát hạch

1. Căn cứ tình hình thực tế, Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải tổ chức giám sát đột xuất một số kỳ sát hạch.

2. Cán bộ giám sát kỳ sát hạch là thanh tra viên giao thông đường bộ thuộc Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải; có hiểu biết về công tác đào tạo, sát hạch lái xe, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan. Số lượng cán bộ giám sát đối với kỳ sát hạch lái xe mô tô là 02 người, sát hạch lái xe ô tô là 03 người, trong đó cử một người làm tổ trưởng.

3. Khi làm nhiệm vụ giám sát các kỳ sát hạch, người giám sát phải mặc trang phục theo quy định.

4. Nhiệm vụ của tổ giám sát khi sát hạch lái xe tại các trung tâm sát hạch có lắp thiết bị chấm điểm tự động:

a) Giám sát việc thực hiện đúng nội dung, quy trình sát hạch của hội đồng sát hạch, tổ sát hạch; bảo đảm tính công khai, khách quan, minh bạch trong quá trình sát hạch;

b) Giám sát việc kiểm tra nhận dạng người dự sát hạch trước khi vào phòng sát hạch lý thuyết, sát hạch thực hành lái xe trong hình, trên đường; người không có nhiệm vụ không được vào phòng sát hạch lý thuyết;

c) Giám sát việc tổ chức sát hạch lái xe trên đường: thực hiện đúng đoạn đường cho phép tổ chức sát hạch; theo dõi, thu nhận các thông tin liên quan đến kỳ sát hạch;

d) Cán bộ giám sát làm việc độc lập, không vào phòng sát hạch lý thuyết, không lên xe sát hạch, không làm thay nhiệm vụ của sát hạch viên.

5. Nhiệm vụ của tổ giám sát khi sát hạch lái xe tại các trung tâm sát hạch chưa lắp thiết bị chấm điểm tự động:

Ngoài nhiệm vụ quy định tại điểm a, b, d khoản 4 Điều này phải giám sát việc chuẩn bị bộ đề sát hạch lý thuyết đúng quy định, không bị đánh dấu.

6. Quyền hạn của tổ giám sát

a) Khi phát hiện sai phạm, đề nghị hội đồng sát hạch, tổ sát hạch xử lý kịp thời, đúng quy định;

b) Báo cáo Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải để xem xét xử lý.

7. Kết thúc kỳ sát hạch, tổ trưởng tổ giám sát báo cáo bằng văn bản kết quả giám sát với Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải.

Điều 34. Công nhận kết quả sát hạch

Ban quản lý sát hạch rà soát, tổng hợp kết quả, làm văn bản để Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải ra quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch kèm theo danh sách thí sinh trúng tuyển được cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 27a, 27b.

Điều 35. Lưu trữ hồ sơ kết quả sát hạch

1. Sau mỗi kỳ sát hạch, ban quản lý sát hạch chịu trách nhiệm lưu trữ hồ sơ của kỳ sát hạch bao gồm:

a) Danh sách học sinh (báo cáo 1);

b) Danh sách thí sinh được phép dự sát hạch (báo cáo 2);

c) Biên bản kiểm tra hồ sơ thí sinh;

d) Quyết định tổ chức kỳ sát hạch lái xe;

đ) Biên bản phân công nhiệm vụ của hội đồng kỳ sát hạch lái xe;

e) Biên bản phân công nhiệm vụ của tổ sát hạch lái xe;

g) Biên bản tổng hợp kết quả kỳ sát hạch;

h) Danh sách thí sinh vắng, trượt kỳ sát hạch;

i) Quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch;

k) Danh sách thí sinh trúng tuyển được cấp giấy phép lái xe;

l) Các tài liệu khác có liên quan đến kỳ sát hạch.

2. Cơ sở đào tạo lưu trữ hồ sơ của kỳ sát hạch bao gồm:

a) Các tài liệu tại điểm a, b, c, d, g, h, i, k khoản 1 Điều này;

b) Lưu trữ, bảo quản bài sát hạch lý thuyết và biên bản sát hạch thực hành lái xe trong hình, trên đường của thí sinh của từng kỳ sát hạch.

3. Trung tâm sát hạch lưu trữ hồ sơ của kỳ sát hạch bao gồm:

a) Các tài liệu tại điểm d, g khoản 1 Điều này;

b) Danh sách, kết quả sát hạch lý thuyết;

c) Danh sách, kết quả sát hạch thực hành.

4. Người dự sát hạch: tự bảo quản hồ sơ lái xe.

5. Thời gian lưu trữ hồ sơ của ban quản lý sát hạch, cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch

a) Không thời hạn đối với các tài liệu quy định tại điểm i, k khoản 1 Điều này;

b) 05 năm đối với các tài liệu quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, l khoản 1 Điều này;

c) 02 năm đối với các tài liệu còn lại.

Việc tiêu huỷ tài liệu hết thời hạn lưu trữ theo quy định hiện hành.

Chương IV

QUẢN LÝ, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE

Điều 36. Cơ quan quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe

1. Cục Đường bộ Việt Nam được Bộ Giao thông vận tải giao nhiệm vụ quản lý thống nhất về sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi toàn quốc.

2. Phòng quản lý phương tiện và người lái thuộc Cục Đường bộ Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ban quản lý sát hạch cấp Cục.

3. Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

4. Phòng quản lý phương tiện và người lái hoặc phòng quản lý vận tải, phương tiện và người lái thuộc Sở Giao thông vận tải thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ban quản lý sát hạch cấp Sở.

Điều 37. Nhiệm vụ của ban quản lý sát hạch cấp Cục

1. Nghiên cứu xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về sát hạch, cấp giấy phép lái xe để Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam trình cấp có thẩm quyền ban hành; tham mưu cho Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện trong phạm vi cả nước.

2. Nghiên cứu hệ thống biểu mẫu, sổ sách quản lý nghiệp vụ và các ấn chỉ chuyên ngành phục vụ quản lý công tác sát hạch, cấp giấy phép lái xe, trình cấp có thẩm quyền ký ban hành áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.

3. Kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ các trung tâm sát hạch lái xe, bảo đảm độ chính xác của các thiết bị chấm điểm tự động theo quy định, trường hợp cần thiết có thể tạm dừng để khắc phục; kiểm tra các kỳ sát hạch tại trung tâm sát hạch, xử lý hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền để xử lý các vi phạm theo quy định hiện hành.

4. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ tổ chức, quản lý công tác sát hạch cấp giấy phép lái xe; thiết lập hệ thống mạng thông tin kết nối ban quản lý sát hạch cấp Cục với các trung tâm sát hạch, ban quản lý sát hạch cấp Sở và các cơ sở đào tạo lái xe.

5. Tham mưu cho Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam

a) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để các địa phương xây dựng trung tâm sát hạch lái xe;

b) Chỉ đạo về nghiệp vụ, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát hoạt động, kiểm chuẩn phương tiện, trang thiết bị, cơ sở vật chất của các trung tâm sát hạch lái xe theo quy định;

c) Hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ đối với ban quản lý sát hạch cấp Sở;

d) Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, chỉ đạo, tổ chức tập huấn, cấp thẻ sát hạch viên cho đội ngũ sát hạch viên trong cả nước và lưu trữ hồ sơ sát hạch viên theo quy định; trực tiếp quản lý đội ngũ sát hạch viên thuộc ban quản lý sát hạch cấp Cục;

đ) Tổ chức sát hạch, cấp giấy phép lái xe đối với học viên học tại các cơ sở đào tạo lái xe được Bộ Giao thông vận tải giao.

6. Tổ chức cấp và đổi giấy phép lái xe cho người lái xe thuộc các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước, đoàn thể và các tổ chức quốc tế, ngoại giao có trụ sở cơ quan tại Hà Nội.

7. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến sát hạch, cấp giấy phép lái xe do Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam giao.

Điều 38. Nhiệm vụ của ban quản lý sát hạch cấp Sở

1. Tham mưu cho Giám đốc Sở Giao thông vận tải

a) Tổ chức thực hiện các quy định của Bộ Giao thông vận tải và hướng dẫn của Cục Đường bộ Việt Nam về nghiệp vụ sát hạch, cấp giấy phép lái xe;

b) Xây dựng kế hoạch về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng và trực tiếp quản lý, lưu trữ hồ sơ của đội ngũ sát hạch viên thuộc ban quản lý sát hạch cấp Sở;

c) Chỉ đạo xây dựng, quản lý hoạt động của trung tâm sát hạch thuộc địa phương;

d) Triển khai nối mạng thông tin với trung tâm sát hạch, các cơ sở đào tạo tại địa phương và với Cục Đường bộ Việt Nam;

đ) Tổ chức các kỳ sát hạch đối với học viên học tại các cơ sở đào tạo lái xe do Sở quản lý; trường hợp việc sát hạch được tổ chức tại trung tâm sát hạch không thuộc quyền quản lý trực tiếp thì ban quản lý sát hạch cấp Sở lựa chọn để có kế hoạch tổ chức sát hạch phù hợp.

2. Tổ chức cấp và đổi giấy phép lái xe cho người lái xe thuộc quản lý của địa phương, trừ các đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 37 Thông tư này.

3. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến sát hạch, cấp giấy phép lái xe do Giám đốc Sở Giao thông vận tải giao.

Điều 39. Mẫu giấy phép lái xe

1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành mẫu giấy phép lái xe.

2. Cục Đường bộ Việt Nam in, phát hành, hướng dẫn và quản lý việc sử dụng giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước.

Điều 40. Sử dụng và quản lý giấy phép lái xe

1. Người có giấy phép lái xe chỉ được lái loại xe quy định đã ghi trong giấy phép lái xe; trường hợp sử dụng giấy phép lái xe hạng A2 phải thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Giấy phép lái xe phải được mang theo người khi lái xe.

3. Giấy phép lái xe có thể bị tước quyền sử dụng có thời hạn, không thời hạn hoặc thu hồi theo quy định của pháp luật.

4. Người có giấy phép lái xe hạng B1 muốn hành nghề lái xe và người có nhu cầu nâng hạng giấy phép lái xe phải dự khoá đào tạo và sát hạch để được cấp giấy phép lái xe mới.

5. Người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có giấy phép lái xe nước ngoài, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam phải làm thủ tục đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam. Trường hợp điều ước quốc tế về giấy phép lái xe mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

6. Giấy phép lái xe hạng A1, A2 do ngành công an cấp trước ngày 01/8/1995, bằng lái xe và giấy phép lái xe do ngành giao thông vận tải cấp còn giá trị được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe.

7. Người có giấy phép lái xe hạng C được cấp trước ngày 01/7/2009 đang điều khiển ôtô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc được tiếp tục điều khiển loại xe này đến ngày 01/7/2010.

8. Giấy phép lái xe hạng D, E do ngành Giao thông vận tải cấp trước ngày 01/7/2009 cho người chưa đủ tuổi theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 được tiếp tục đổi giấy phép lái xe khi hết hạn.

9. Người có giấy phép lái xe hạng FD, FE do ngành Giao thông vận tải cấp trước ngày 01/7/2009, nếu có nhu cầu điều khiển ôtô tải kéo rơ moóc hoặc ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc được đổi bổ sung hạng FC.

10. Người giả khai báo mất hoặc tẩy xoá, làm sai lệch các thông tin trên giấy phép lái xe hoặc có hành vi cố tình gian dối khác, trong quá trình làm thủ tục đổi hoặc đề nghị cấp lại giấy phép lái xe, khi kiểm tra phát hiện, cơ quan quản lý giấy phép lái xe ra quyết định thu hồi giấy phép lái xe và hồ sơ gốc. Người có nhu cầu được cấp lại giấy phép lái xe phải học lại theo chương trình và dự sát hạch để được cấp giấy phép lái xe. Trường hợp phát hiện các vi phạm nghiêm trọng như sử dụng giấy phép lái xe giả, thay đổi các thông tin (như họ tên, hạng xe được lái...) thì chuyển hồ sơ cho cơ quan Công an điều tra, xử lý.

Điều 41. Di chuyển quản lý giấy phép lái xe

1. Người có giấy phép lái xe khi chuyển nơi cư trú từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, nếu có nhu cầu phải có giấy đề nghị di chuyển quản lý giấy phép lái xe để cơ quan đang quản lý giấy phép lái xe cấp giấy di chuyển; cơ quan quản lý giấy phép lái xe nơi người lái xe chuyển đến làm thủ tục ghi nhận để theo dõi, quản lý và đổi lại giấy phép lái xe khi hết hạn. Giấy phép lái xe chuyển đến được tiếp tục sử dụng trong thời hạn quy định.

Giấy di chuyển quản lý giấy phép lái xe cơ giới đường bộ có thời hạn 06 tháng kể từ ngày ký; nếu quá thời hạn trên người lái xe có đơn đề nghị để cơ quan đang quản lý giấy phép lái xe cấp lại giấy di chuyển. Khi tiếp nhận giấy phép lái xe di chuyển đến, nếu thấy có nghi vấn, cơ quan quản lý giấy phép lái xe nơi tiếp nhận phối hợp với nơi cấp giấy di chuyển để xác minh tính xác thực của hồ sơ chuyển đến. Giấy di chuyển quản lý giấy phép lái xe cơ giới đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục 28.

2. Người có giấy phép lái xe nâng hạng tại nơi không quản lý giấy phép lái xe trước khi nâng hạng phải được cấp giấy di chuyển về cơ quan đang quản lý hạng giấy phép lái xe trước khi nâng hạng để tiếp tục quản lý.

Điều 42. Cấp mới giấy phép lái xe

1. Căn cứ quyết định công nhận trúng tuyển, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép lái xe cho người trúng tuyển.

2. Khi cấp giấy phép lái xe nâng hạng, cơ quan quản lý sát hạch cắt góc giấy phép lái xe cũ và giao cho người lái xe bảo quản.

3. Thời gian cấp giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc sau khi có quyết định trúng tuyển. Trước khi trả giấy phép lái xe cho người trúng tuyển, cơ quan quản lý sát hạch phải ghi số giấy phép lái xe vào biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe.

Điều 43. Cấp lại giấy phép lái xe

1. Người có giấy phép lái xe còn thời hạn sử dụng, nhưng không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, được lập lại hồ sơ lái xe. Hồ sơ lái xe lập lại gồm: đơn xin đổi, tờ khai nguyên nhân mất hồ sơ gốc được cơ quan công an cấp xã xác nhận, bản sao giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận sức khỏe, được cơ quan quản lý cấp, đổi giấy phép lái xe xác nhận và đóng dấu, ghi rõ được lập lại lần thứ mấy vào góc trên bên phải đơn xin đổi giấy phép lái xe và trả cho người lái xe tự bảo quản.

2. Người có giấy phép lái xe đã hết hạn sử dụng:

a) Quá từ một tháng trở lên nhưng chưa quá 06 tháng kể từ ngày hết hạn, có đủ hồ sơ gốc, được dự sát hạch lại lý thuyết để được cấp lại giấy phép lái xe;

b) Quá từ 06 tháng trở lên kể từ ngày hết hạn, có đủ hồ sơ gốc, được dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành lái xe để được cấp lại giấy phép lái xe;

c) Không còn hồ sơ gốc nhưng có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, được dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để được cấp lại giấy phép lái xe và lập lại hồ sơ lái xe.

3. Người có giấy phép lái xe bị mất:

a) Còn thời hạn sử dụng và còn hồ sơ gốc, nếu bị mất trong các trường hợp thiên tai như bão lụt, động đất hoặc bị hoả hoạn, có xác nhận của chính quyền địa phương; bị cướp, trấn lột, mất trộm có xác nhận rõ vụ việc của cơ quan công an, cơ quan quản lý giấy phép lái xe không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý thì được xét cấp lại giấy phép lái xe. Ngoài các trường hợp bị mất trên, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, được dự sát hạch lại lý thuyết để được cấp lại giấy phép lái xe;

b) Còn thời hạn sử dụng nhưng không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, được dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để được cấp lại giấy phép lái xe;

c) Quá thời hạn sử dụng và còn hồ sơ gốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, được dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để được cấp lại giấy phép lái xe;

d) Quá thời hạn sử dụng và không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 12 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, được dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để được cấp lại giấy phép lái xe.

4. Người bị thu hồi, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn, sau thời hạn 01 năm kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi (hoặc tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn), nếu có nhu cầu, được dự học lại Luật Giao thông đường bộ, đạo đức người lái xe, được kiểm tra và có chứng nhận của cơ sở đào tạo đã hoàn thành nội dung học và nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định thì được dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để được cấp lại giấy phép lái xe.

5. Ngày trúng tuyển ghi tại mặt sau giấy phép lái xe cấp lại (phục hồi) được tính theo ngày trúng tuyển của giấy phép lái xe cũ.

6. Thời gian cấp lại giấy phép lái xe thực hiện như đối với cấp mới. Khi cấp lại giấy phép lái xe, cơ quan quản lý cấp giấy phép lái xe phải cắt góc giấy phép lái xe cũ (nếu có).

7. Người dự sát hạch lại có nhu cầu ôn tập, đăng ký với các cơ sở đào tạo lái xe do Sở quản lý để được hướng dẫn ôn tập, phải nộp phí ôn tập theo quy định của Bộ Tài chính, không phải học lại theo chương trình đào tạo.

8. Việc tổ chức sát hạch lại để cấp giấy phép lái xe do cơ quan trực tiếp quản lý giấy phép lái xe thực hiện

a) Ban quản lý sát hạch rà soát, kiểm tra các điều kiện theo quy định, lập danh sách thí sinh sát hạch lại theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 trình Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải ra quyết định tổ chức kỳ sát hạch lái xe;

b) Trường hợp chưa có kỳ sát hạch lái xe ô tô phù hợp, có thể thành lập hội đồng sát hạch theo quy định cho các đối tượng này, thành phần hội đồng không có cơ sở đào tạo;

c) Đối với các địa phương chưa có trung tâm sát hạch, nếu chỉ sát hạch lại phần lý thuyết thì có thể tổ chức sát hạch tại địa phương;

d) Đối với các địa phương chưa có trung tâm sát hạch, nếu sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành thì tổ chức sát hạch tại trung tâm sát hạch của địa phương khác.

Điều 44. Đổi giấy phép lái xe

1. Trong thời hạn 60 ngày trước khi giấy phép lái xe hết hạn, người có nhu cầu tiếp tục sử dụng giấy phép lái xe làm đơn đề nghị đổi kèm theo giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, gửi đến cơ quan quản lý giấy phép lái xe để được xét cấp lại giấy phép lái xe.

2. Người có giấy phép lái xe đã hết hạn nhưng chưa quá 30 ngày kể từ ngày hết hạn, người có giấy phép lái xe bị hỏng, có đủ hồ sơ gốc thì được xét đổi giấy phép lái xe.

3. Người có giấy phép lái xe hạng E đủ 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ, có nhu cầu tiếp tục lái xe, nếu đủ sức khoẻ theo quy định, được xét cấp lại giấy phép lái xe từ hạng D trở xuống.

4. Trường hợp năm sinh, tên đệm ghi trên giấy phép lái xe có sai lệch với năm sinh, tên đệm ghi trên giấy chứng minh nhân dân thì cơ quan quản lý giấy phép lái xe làm thủ tục cấp lại giấy phép lái xe mới phù hợp với năm sinh, tên đệm ghi trong giấy chứng minh nhân dân.

5. Đối tượng được đổi giấy phép lái xe

a) Người Việt Nam, người nước ngoài được đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam khi hết thời hạn sử dụng;

b) Người Việt Nam, người nước ngoài định cư lâu dài ở Việt Nam đã có giấy phép lái xe Việt Nam đổi từ giấy phép lái xe nước ngoài, khi hết hạn nếu có nhu cầu;

c) Người có giấy phép lái xe quân sự còn thời hạn sử dụng khi ra quân (phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc, nghỉ hưu...), nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;

d) Cán bộ, chiến sĩ công an có giấy phép lái xe do ngành công an cấp sau ngày 31/7/1995 còn thời hạn sử dụng, khi ra khỏi ngành (chuyển công tác, nghỉ hưu, thôi việc ...), nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;

đ) Người có giấy phép lái xe mô tô của ngành giao thông vận tải hoặc giấy phép lái xe mô tô do ngành công an cấp trước 31/7/1995 bị hỏng có nhu cầu đổi, nếu còn hồ sơ gốc, có tên trong sổ lưu được xét cấp laị giấy phép lái xe mới;

e) Người nước ngoài cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam với thời gian từ 03 tháng trở lên, có giấy phép lái xe Quốc tế hay Quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét làm thủ tục đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;

g) Khách du lịch nước ngoài lái xe đăng ký nước ngoài vào Việt Nam, có giấy phép lái xe Quốc tế hay Quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;

h) Người Việt Nam (mang quốc tịch Việt Nam) trong thời gian cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài được nước ngoài cấp giấy phép lái xe Quốc tế hoặc Quốc gia, còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam.

6. Không đổi giấy phép lái xe đối với các trường hợp sau:

a) Giấy phép lái xe tạm thời của nước ngoài; giấy phép lái xe của nước ngoài, quân sự, công an quá thời hạn sử dụng theo quy định; có biểu hiện tẩy xóa, rách nát không còn đủ các yếu tố cần thiết để đổi giấy phép lái xe hoặc có sự khác biệt về nhận dạng;

b) Giấy phép lái xe do ngành giao thông vận tải cấp nhưng không có trong bảng kê danh sách cấp giấp phép lái xe (sổ quản lý);

c) Quyết định ra quân tính đến ngày làm thủ tục đổi quá thời hạn 06 tháng đối với giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp.

7. Thời hạn sử dụng và hạng xe được phép điều khiển

a) Thời hạn sử dụng giấy phép lái xe Việt Nam đổi cho người nước ngoài phù hợp với thời hạn sử dụng giấy phép lái xe nước ngoài nhưng không vượt quá thời hạn quy định của giấy phép lái xe Việt Nam;

b) Thời hạn sử dụng giấy phép lái xe Việt Nam đổi cho khách du lịch nước ngoài lái xe đăng ký nước ngoài vào Việt Nam phù hợp với thời gian du lịch ở Việt Nam (từ khi nhập cảnh đến khi xuất cảnh) nhưng không vượt quá thời hạn quy định của giấy phép lái xe Việt Nam;

Đối với khách du lịch nước ngoài lái xe vào Việt Nam chưa có điều kiện xuất trình hộ chiếu và giấy phép lái xe nước ngoài, khi đổi giấy phép lái xe có thể căn cứ vào danh sách xuất nhập cảnh của Bộ Công an và bản dịch giấy phép lái xe (kèm theo bản photocopy giấy phép lái xe nước ngoài), làm sẵn giấy phép lái xe cho số người đăng ký. Giấy phép lái xe chỉ được cấp cho những người thực sự vào Việt Nam sau khi đối chiếu giấy phép lái xe nước ngoài và hộ chiếu;

c) Giấy phép lái xe Quốc tế hay Quốc gia cấp cho người đổi được điều khiển nhiều hạng xe khác nhau được đổi sang giấy phép lái xe để điều khiển các hạng xe tương ứng của Việt Nam;

d) Giấy phép lái xe quân sự có hiệu lực được phép lái nhiều hạng xe khác nhau được đổi sang giấy phép lái xe ngành giao thông vận tải có hiệu lực lái các hạng xe tương ứng.

8. Giấy phép lái xe được đổi chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Khi đổi giấy phép lái xe, cơ quan quản lý cấp giấy phép lái xe cắt góc giấy phép lái xe cũ (trừ giấy phép lái xe do nước ngoài cấp).

Điều 45. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe

1. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe đối với giấy phép lái xe do ngành giao thông vận tải cấp gồm:

a) Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 29;

b) Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe đề nghị đổi;

c) Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;

d) Bản photocopy giấy phép lái xe sắp hết hạn;

đ) 03 ảnh màu cỡ 3x4 cm kiểu chứng minh nhân dân.

Khi đến nộp hồ sơ, người đổi giấy phép lái xe xuất trình giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu để đối chiếu.

2. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe đối với giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp

Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 29;

b) Quyết định ra quân trong thời hạn không quá 06 tháng tính từ ngày Thủ trưởng cấp trung đoàn trở lên ký;       

c) Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;

d) Giấy phép lái xe quân sự còn thời hạn sử dụng (bản gốc);

đ) Giấy giới thiệu của Cục Xe - Máy hoặc chủ nhiệm ngành xe máy cấp quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng và tương đương;

e) 03 ảnh màu cỡ 3x4 cm kiểu giấy chứng minh nhân dân.

 Khi đến nộp hồ sơ, người đổi giấy phép lái xe xuất trình sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng minh nhân dân để đối chiếu.

Hồ sơ đổi giấy phép lái xe quân sự là hồ sơ lái xe gồm các tài liệu ghi ở các điểm a, b, c, đ khoản 2 Điều này và giấy phép lái xe quân sự đã được cắt góc, giao cho người lái xe tự bảo quản.

3. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe đối với giấy phép lái xe do ngành công an cấp sau ngày 31/7/1995

Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 29;

b) Quyết định ra khỏi ngành (chuyển công tác, nghỉ hưu, thôi việc ...) của cấp có thẩm quyền;

c) Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;

d) Giấy phép lái xe của ngành công an cấp còn thời hạn sử dụng (bản gốc);

đ) Giấy giới thiệu của cơ quan cấp giấy phép lái xe của ngành công an;

e) 03 ảnh màu cỡ 3x4 cm kiểu chứng minh nhân dân.

 Khi đến nộp hồ sơ, người đổi giấy phép lái xe xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu để đối chiếu.

Hồ sơ đổi giấy phép lái xe công an là hồ sơ lái xe, gồm tài liệu ghi ở các điểm a, b, c, đ khoản 3 Điều này và giấy phép lái xe công an đã được cắt góc, giao cho người lái xe tự bảo quản.          

4. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe đối với giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài

a) Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ (đối với người nước ngoài theo mẫu quy định tại Phụ lục 30; đối với người Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục 29) có xác nhận của cơ quan chủ quản hoặc chính quyền địa phương;

b) Bản photocopy giấy phép lái xe nước ngoài;

c) Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản photocopy giấy phép lái xe; trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Đại sứ quán, Lãnh sự quán của quốc gia cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam xác minh;

d) Bản photocopy hộ chiếu gồm phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam hoặc bản photocopy giấy chứng minh nhân dân, chứng minh thư ngoại giao hoặc công vụ do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp. Đối tượng thuộc cơ quan đại diện ngoại giao, các cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế được hưởng ưu đãi miễn trừ phải có thêm giấy giới thiệu của Bộ Ngoại giao;

đ) 03 ảnh màu cỡ 3x4 cm kiểu giấy chứng minh nhân dân.

Khi nộp hồ sơ, người đổi giấy phép lái xe phải xuất trình hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân (chứng minh thư ngoại giao, công vụ do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp) và giấy phép lái xe nước ngoài để đối chiếu.

Hồ sơ đổi giấy phép lái xe lập thành 02 bộ, gồm giấy tờ tại các điểm a, b, c, d khoản 4 Điều này; 01 bộ lưu trữ tại cơ quan quản lý giấy phép lái xe; 01 bộ giao cho người lái xe tự bảo quản kèm theo giấy phép lái xe nước ngoài.

Phần IV

ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH ĐỐI VỚI MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC THÙ

Điều 46. Đào tạo lái xe

1. Đào tạo đối với người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật để cấp giấy phép lái xe hạng A1

a) Người học có thể tự học lý thuyết và thực hành; trường hợp có nhu cầu học tập trung đăng ký với cơ sở đào tạo để được học theo nội dung, chương trình quy định;

b) Cơ sở đào tạo miễn toàn bộ hoặc giảm học phí cho người học.

2. Đào tạo lái xe mô tô hạng A1 đối với đồng bào dân tộc có trình độ văn hóa quá thấp.

Sở Giao thông vận tải xây dựng, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để được chấp thuận về điều kiện, hình thức đào tạo phù hợp điều kiện thực tế địa phương.

Điều 47. Sát hạch lái xe

Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 cho người khuyết tật, đồng bào dân tộc có trình độ văn hoá quá thấp do Sở Giao thông vận tải căn cứ nội dung và quy trình sát hạch đã được ban hành, xây dựng nội dung và phương án tổ chức sát hạch phù hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.

Phần V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 48. Báo cáo về công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe

1. Hàng năm, vào tháng 01 và tháng 7, Sở Giao thông vận tải sơ kết, tổng kết công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe của địa phương, gửi báo cáo về Cục Đường bộ Việt Nam để tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải.

2. Hàng tháng (trước ngày 05 của tháng sau), các Sở Giao thông vận tải thực hiện báo cáo tổng hợp cấp, đổi giấy phép lái xe về Cục Đường bộ Việt Nam để tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục 31.

Điều 49. Kiểm tra, thanh tra

1. Cục Đường bộ Việt Nam thực hiện kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, xử lý vi phạm theo quy định.

2. Thanh tra Bộ Giao thông vận tải chủ trì tổ chức thanh tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

3. Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp các cơ quan liên quan, căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát công tác đào tạo, sát hạch lái xe đối với các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch do Sở quản lý, xử lý vi phạm theo quy định.

4. Việc kiểm tra, thanh tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe phải theo quy định của pháp luật về kiểm tra, thanh tra.

Điều 50. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế các Quyết định số 54/2007/QĐ-BGTVT ngày 07/11/2007 “Ban hành Quy chế quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ”, số 55/2007/QĐ-BGTVT ngày 07/11/2007 “Ban hành Quy chế quản lý đào tạo lái xe cơ giới đường bộ”, số 56/2007/QĐ-BGTVT ngày 07/11/2007 “Ban hành Chương trình đào tạo lái xe cơ giới đường bộ”, số 05/2008/QĐ-BGTVT ngày 20/3/2008 “Bổ sung một số nội dung trong đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe cho người tàn tật” của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

2. Cơ sở đào tạo lái xe được thành lập trước khi Thông tư này có hiệu lực thi hành phải bảo đảm diện tích tối thiểu của sân tập lái quy định tại khoản 14 Điều 5 của Thông tư này chậm nhất sau 03 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Điều 51. Trách nhiệm thi hành

1. Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 51;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Uỷ ban An toàn Giao thông quốc gia;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GTVT;
- Lưu: VT, TCCB.

BỘ TRƯỞNG




Hồ Nghĩa Dũng

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

 

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Điều 11 Nghị định 196/2004/NĐ-CP (VB hết hiệu lực: 10/10/2013)

Nghị định 196/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Dự trữ quốc gia


NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 196/2004/NĐ-CP NGÀY 02 THÁNG 12 NĂM 2004 VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH DỰ TRỮ QUỐC GIA
...
Điều 11. Nguyên tắc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia
Các trường hợp nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia đều phải có quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại các Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21 và Điều 22 của Pháp lệnh Dự trữ quốc gia. nhập, xuất đúng chủng loại, quy cách, mã hiệu, ký hiệu, số lượng, chất lượng, giá cả, thời gian, địa điểm quy định. có đủ chứng từ nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo chế độ tài chính. quyết định nhập, xuất kho của Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý, bảo quản hàng dự trữ quốc gia, phiếu kiểm nghiệm tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá. giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá đối với loại hàng có yêu cầu chứng nhận xuất xứ, giấy kiểm định hàng hoá của cơ quan có thẩm quyền đối với loại hàng có yêu cầu kiểm định chất lượng, phiếu nhập, xuất kho hoặc hoá đơn mua, bán hàng.

Hướng dẫn

Thủ tục xử lý hàng dự trữ quốc gia hao hụt, thiệt hại do hàng bị hư hỏng, giảm phẩm chất hoặc bị mất được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị định 196/2004/NĐ-CP (VB hết hiệu lực: 10/10/2013)

Nghị định 196/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Dự trữ quốc gia


NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 196/2004/NĐ-CP NGÀY 02 THÁNG 12 NĂM 2004 VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH DỰ TRỮ QUỐC GIA
...
Điều 12. Thủ tục xử lý hàng dự trữ quốc gia hao hụt, thiệt hại do hàng bị hư hỏng, giảm phẩm chất hoặc bị mất
1. Căn cứ vào biên bản kiểm nghiệm, biên bản xác định hao hụt hoặc biên bản xác nhận hàng bị hư hỏng, giảm phẩm chất so với tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành hoặc tiêu chuẩn cơ sở. hàng dự trữ quốc gia bị mất do Hội đồng xử lý tài sản dự trữ của cơ quan, đơn vị dự trữ từng cấp xem xét, phân tích làm rõ nguyên nhân gây hao hụt, hư hỏng, thiệt hại, đề xuất các biện pháp xử lý với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị dự trữ quốc gia:
a) Trường hợp do chủ quan gây thiệt hại thì cá nhân, tập thể gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. giá bồi thường do Thủ trưởng cơ quan quản lý dự trữ quốc gia quyết định căn cứ vào giá thị trường của mặt hàng cùng loại ở thời điểm bồi thường.
b) Trường hợp do nguyên nhân khách quan gây thiệt hại thì Thủ trưởng cơ quan quản lý dự trữ quốc gia phải báo cáo với Bộ Tài chính xem xét, quyết định giảm nguồn vốn với giá trị thiệt hại dưới một tỷ đồng, nếu giá trị thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn việc thành lập Hội đồng xử lý tài sản dự trữ của cơ quan, đơn vị dự trữ.
Nội dung hướng dẫn Mục này tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 196/2004/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị định 43/2012/NĐ-CP (VB hết hiệu lực: 10/10/2013)

Nghị định 43/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 196/2004/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Dự trữ quốc gia


Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 196/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Dự trữ quốc gia (sau đây gọi tắt là Nghị định số 196/2004/NĐ-CP:
...
3. Sửa đổi khoản 1 Điều 12:
“1. Căn cứ vào biên bản kiểm nghiệm. biên bản xác định hao hụt. biên bản xác nhận hàng bị hư hỏng, giảm phẩm chất so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc chỉ tiêu chất lượng, yêu cầu kỹ thuật bảo quản tạm thời. biên bản xác định hàng dự trữ quốc gia bị mất, Hội đồng xử lý tài sản dự trữ của cơ quan, đơn vị dự trữ từng cấp xem xét, phân tích làm rõ nguyên nhân gây hao hụt, hư hỏng, thiệt hại hoặc bị mất, đề xuất các biện pháp xử lý với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị dự trữ quốc gia.”

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Điều 97 Nghị định 12-CP năm 1997 (VB hết hiệu lực: 01/08/2000)

Nghị định 12-CP năm 1997 Hướng dẫn Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam


Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1996.
...
Điều 1.- Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1996.
Việc đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu chế xuất, đầu tư theo hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (viết tắt theo tiếng Anh là BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (viết tắt theo tiếng Anh là BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (viết tắt theo tiếng Anh là BT) tuân theo các quy định tương ứng của Nghị định này và các văn bản khác của Chính phủ về Khu công nghiệp, Khu chế xuất, BOT, BTO và BT.
Những hoạt động tín dụng quốc tế, hoạt động của chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam, các hình thức đầu tư gián tiếp và thương mại khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
...
Điều 97.- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
1- Chủ trì thẩm định, cấp Giấy phép đầu tư và điều chỉnh Giấy phép đầu tư đối với dự án thuộc thẩm quyền. tham gia thẩm định dự án đầu tư tại địa phương.
2- Thực hiện việc quản lý nhà nước đối với mọi dự án có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn lãnh thổ theo các nội dung sau đây:
Giám sát việc thực hiện góp vốn, thực hiện các quy định của Giấy phép đầu tư và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Giám sát việc thực hiện các quy định về nghĩa vụ tài chính, quan hệ lao động tiền lương, trật tự an toàn xã hội, và bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống cháy nổ.
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. tổ chức thực hiện việc giải phóng mặt bằng. cho phép đặt trụ sở, chi nhánh. đăng ký cư trú đi lại cho người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp. giới thiệu lao động Việt Nam cho các đoanh nghiệp. đăng ký hành nghề,....
Tham gia cùng các Bộ, ngành kiểm tra, thanh tra chuyên ngành hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn lãnh thổ.
Điều này được hướng dẫn bởi Điều 116 Nghị định 24/2000/NĐ-CP (VB hết hiệu lực: 25/10/2006)

Nghị định 24/2000/NĐ-CP Hướng dẫn Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam


Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1996. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 09 tháng 6 năm 2000.
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 09 tháng 6 năm 2000 (sau đây gọi chung là Luật Đầu tư nước ngoài).
Đầu tư nước ngoài vào Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao. đầu tư nước ngoài theo Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (viết tắt theo tiếng Anh là BOT), Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (viết tắt theo tiếng Anh là BTO), Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (viết tắt theo tiếng Anh là BT). đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học thực hiện theo quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Các hoạt động tín dụng quốc tế, hoạt động thương mại và các hình thức đầu tư gián tiếp khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
...
Điều 116. Chức năng quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
1. Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được duyệt, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan lập và công bố danh mục dự án thu hút đầu tư nước ngoài tại địa phương. tổ chức vận động và xúc tiến đầu tư.
2. Chủ trì thẩm định, cấp Giấy phép đầu tư và điều chỉnh Giấy phép đầu tư, quyết định giải thể Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và chấm dứt Hợp đồng hợp tác kinh doanh trước thời hạn đối với các dự án thuộc thẩm quyền.
3. Tham gia thẩm định đối với các dự án trên địa bàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy phép đầu tư.
4. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn lãnh thổ theo các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Giám sát việc thực hiện góp vốn, thực hiện các quy định của Giấy phép đầu tư và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
b) Giám sát việc thực hiện các quy định về nghĩa vụ tài chính, quan hệ lao động tiền lương, trật tự an toàn xã hội, và bảo vệ môi trường sinh thái, phòng, chống cháy nổ.
c) Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. tổ chức thực hiện việc giải phóng mặt bằng. cho phép đặt trụ sở, Chi nhánh. đăng ký cư trú cho người nước ngoài. giới thiệu lao động Việt Nam cho các doanh nghiệp và cấp các chứng chỉ theo quy định hiện hành.
d) Giải quyết các khó khăn, vướng mắc của Nhà đầu tư theo thẩm quyền và kiến nghị các Bộ, ngành giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền.
đ) Chủ trì hoặc tham gia cùng các Bộ, ngành kiểm tra, thanh tra hoạt động của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
e) Đánh giá hiệu qủa kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn.
5. Định kỳ hàng quý, 6 tháng và hàng năm, ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo về hoạt động đầu tư nước ngoài trên địa bàn đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 24/2000/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 28 Điều 1 Nghị định 27/2003/NĐ-CP (VB hết hiệu lực: 25/10/2006)

Nghị định 27/2003/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 24/2000/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam


Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1996. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 09 tháng 6 năm 2000.
...
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục 1 của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nghị định số 24/2000/NĐ-CP) như sau:
...
28. Khoản 1 Điều 116 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"1. Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được duyệt, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan lập và công bố quy hoạch và danh mục dự án thu hút đầu tư nước ngoài tại địa phưương sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư. tổ chức vận động và xúc tiến đầu tư".

Hướng dẫn

Nội dung này được hướng dẫn bởi Điều 77, 78 Nghị định 24/2000/NĐ-CP (VB hết hiệu lực: 25/10/2006)

Nghị định 24/2000/NĐ-CP Hướng dẫn Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam


Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1996. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 09 tháng 6 năm 2000.
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 09 tháng 6 năm 2000 (sau đây gọi chung là Luật Đầu tư nước ngoài).
Đầu tư nước ngoài vào Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao. đầu tư nước ngoài theo Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (viết tắt theo tiếng Anh là BOT), Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (viết tắt theo tiếng Anh là BTO), Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (viết tắt theo tiếng Anh là BT). đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học thực hiện theo quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Các hoạt động tín dụng quốc tế, hoạt động thương mại và các hình thức đầu tư gián tiếp khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
...
Điều 77. Tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Việt Nam
Đối với sản phẩm tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được trực tiếp hoặc thông qua đại lý tiêu thụ để thực hiện, mà không bị giới hạn về địa bàn tiêu thụ. Doanh nghiệp được làm đại lý tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp khác có cùng loại sản phẩm sản xuất tại Việt Nam.
Giá bán sản phẩm do doanh nghiệp quyết định. Đối với những hàng hoá, dịch vụ Nhà nước thống nhất quản lý giá, giá bán thực hiện theo khung giá do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố.
Điều 78. Bán sản phẩm của Doanh nghiệp chế xuất vào thị trường Việt Nam
Doanh nghiệp chế xuất được bán vào thị trường nội địa các sản phẩm sản xuất tại doanh nghiệp, bao gồm:
1. Nguyên liệu, bán thành phẩm cho các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất hàng xuất khẩu.
2. Hàng hoá mà trong nước có nhu cầu nhập khẩu.
3. Phế liệu, phế phẩm còn giá trị thương mại.
Thủ tục và việc nộp thuế đối với các hàng hoá nói trên thực hiện theo quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu.

Hướng dẫn

Điểm này được hướng dẫn bởi Khoản 2, Khoản 3 Điều 81 Nghị định 24/2000/NĐ-CP (VB hết hiệu lực: 25/10/2006)

Nghị định 24/2000/NĐ-CP Hướng dẫn Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam


Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1996. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 09 tháng 6 năm 2000.
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 09 tháng 6 năm 2000 (sau đây gọi chung là Luật Đầu tư nước ngoài).
Đầu tư nước ngoài vào Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao. đầu tư nước ngoài theo Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (viết tắt theo tiếng Anh là BOT), Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (viết tắt theo tiếng Anh là BTO), Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (viết tắt theo tiếng Anh là BT). đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học thực hiện theo quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Các hoạt động tín dụng quốc tế, hoạt động thương mại và các hình thức đầu tư gián tiếp khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
...
Điều 81. Chuyển giao công nghệ và góp vốn bằng công nghệ
...
2. Giá trị công nghệ chuyển giao dùng để góp vốn do các bên thoả thuận và trong mọi trường hợp không vượt quá 20% vốn pháp định.
Bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật,... dùng để góp vốn được miễn các loại thuế có liên quan đến chuyển giao công nghệ.
3. Khi góp vốn bằng công nghệ, Nhà đầu tư phải lập hồ sơ chuyển giao công nghệ. Hồ sơ chuyển giao công nghệ được gửi kèm theo hồ sơ dự án xin cấp Giấy phép đầu tư và phải có các tài liệu liên quan đến sở hữu công nghiệp, văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và các văn bản xác nhận về tính năng kỹ thuật, nguyên tắc thoả thuận giá trị công nghệ của các bên liên doanh.
Việc góp vốn bằng công nghệ phải được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chấp thuận. Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư thực hiện việc điều chỉnh Giấy phép đầu tư sau khi việc góp vốn bằng công nghệ được chuẩn y.
Nội dung hướng dẫn Điểm này tại Nghị định 24/2000/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 1 Nghị định 27/2003/NĐ-CP (VB hết hiệu lực: 25/10/2006)

Nghị định 27/2003/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 24/2000/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam


Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1996. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 09 tháng 6 năm 2000.
...
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục 1 của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nghị định số 24/2000/NĐ-CP) như sau:
...
13. Đoạn 1 khoản 2 Điều 81 được sửa đổi như sau:
"2. Giá trị công nghệ chuyển giao dùng để góp vốn do các bên thoả thuận".
Nội dung hướng dẫn Điểm này tại Nghị định 24/2000/NĐ-CP được sửa đổi bởi đoạn thứ ba Khoản 32 Điều 1 Nghị định 27/2003/NĐ-CP (VB hết hiệu lực: 25/10/2006)

Nghị định 27/2003/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 24/2000/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam


Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1996. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 09 tháng 6 năm 2000.
...
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục 1 của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nghị định số 24/2000/NĐ-CP) như sau:
...
32. Các Điều 3 khoản 1 điểm a và b, Điều 46 khoản 2 điểm a và khoản 3 điểm b, khoản 4 điểm a, Điều 48 khoản 4, Điều 57 khoản 8, Điều 79 khoản 4, Điều 81 khoản 3, Điều 82 khoản 2 và 4, Điều 87 khoản 2, Điều 90, Điều 113 khoản 3 và Điều 117 khoản 1 điểm c được sửa đổi, bổ sung như sau:
...
Các Điều 81 khoản 3 đoạn cuối, Điều 82 khoản 2 và 4 và Điều 117 khoản 1 điểm c, cụm từ "Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường" thay bằng cụm từ "Bộ Khoa học và Công nghệ".

Hướng dẫn

Nội dung này được hướng dẫn bởi Điều 86, Điều 91 Nghị định 24/2000/NĐ-CP (VB hết hiệu lực: 25/10/2006)

Nghị định 24/2000/NĐ-CP Hướng dẫn Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam


Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1996. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 09 tháng 6 năm 2000.
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 09 tháng 6 năm 2000 (sau đây gọi chung là Luật Đầu tư nước ngoài).
Đầu tư nước ngoài vào Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao. đầu tư nước ngoài theo Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (viết tắt theo tiếng Anh là BOT), Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (viết tắt theo tiếng Anh là BTO), Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (viết tắt theo tiếng Anh là BT). đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học thực hiện theo quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Các hoạt động tín dụng quốc tế, hoạt động thương mại và các hình thức đầu tư gián tiếp khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
...
Điều 86. Mức tiền thuê đất và miễn, giảm tiền thuê đất
Trên cơ sở khung giá tiền thuê đất và điều kiện miễn, giảm do Bộ Tài chính quy định, ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức tiền thuê và việc miễn giảm cho từng dự án. Giá tiền thuê đất được giữ không tăng trong thời hạn tối thiểu là 5 năm. khi điều chỉnh tăng thì mức tăng không vượt quá 15% so với lần điều chỉnh trước đó.
Trường hợp Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh thuê đất của Nhà nước đã trả trước tiền thuê cho suốt thời hạn dự án hoặc cho một số năm, nếu trong thời hạn đó mà có quyết định tăng giá tiền thuê thì tiền thuê đã trả không điều chỉnh lại.
...
Điều 91. Ưu đãi về tiền thuê đất
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được thuê đất với mức giá thấp nhất và được miễn, giảm tối đa các loại thuế trong trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân và các công trình hạ tầng ngoài hàng rào. Mức giá thuê đất thấp nhất cũng được áp dụng đối với các lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Hướng dẫn

Điểm này được hướng dẫn bởi Điều 103 Nghị định 24/2000/NĐ-CP (VB hết hiệu lực: 25/10/2006)

Nghị định 24/2000/NĐ-CP Hướng dẫn Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam


Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1996. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 09 tháng 6 năm 2000.
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 09 tháng 6 năm 2000 (sau đây gọi chung là Luật Đầu tư nước ngoài).
Đầu tư nước ngoài vào Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao. đầu tư nước ngoài theo Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (viết tắt theo tiếng Anh là BOT), Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (viết tắt theo tiếng Anh là BTO), Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (viết tắt theo tiếng Anh là BT). đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học thực hiện theo quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Các hoạt động tín dụng quốc tế, hoạt động thương mại và các hình thức đầu tư gián tiếp khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
...
Điều 103. Hỗ trợ đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào
Chính phủ bảo đảm hỗ trợ xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đến hàng rào của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao. Trong trường hợp cần thiết, các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh công trình hạ tầng kỹ thuật có thể thoả thuận với doanh nghiệp phát triển hạ tầng Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao hoặc Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về việc ứng trước vốn hoặc phương thức khác để xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.

Hướng dẫn

Chế độ báo cáo được hướng dẫn bởi Mục II Công văn 69-TC/CĐKT năm 1997

Công văn về việc triển khai áp dụng hệ thống chế độ kế toán hành chính sự nghiệp


Bộ Tài chính (Ban chỉ đạo cải cách kế toán Trung ương) thông báo tình hình và kết quả triển khai áp dụng hệ thống chế độ kế toán hành chính sự nghiệp mới (ban hành kèm theo Quyết định số 999 TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) cho đến những ngày đầu tháng 1/1997 như sau:
...
II. NHỮNG CÔNG VIỆC PHẢI LÀM TRONG THỜI GIAN TỚI
Để đảm bảo nắm và chỉ đạo kịp thời việc triển khai hệ thống kế toán mới, Bộ Tài chính quy định chế độ báo cáo tiến độ định kỳ (bằng văn bản) cho tất cả các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức đoàn thể và các địa phương một tháng 2 lần (vào ngày 1 và 15 hàng tháng) (Riêng các Bộ, ngành và địa phương chưa nộp báo cáo lần nào thì phải làm và nộp ngay báo cáo cho Bộ Tài chính). Nội dung của báo cáo tập trung vào những việc làm cụ thể (đã làm được, đang làm và sẽ làm) như hướng dẫn của Bộ Tài chính (Công văn số 3941 TC/VP ngày 2/11/1996). Cụ thể là:
1. Tình hình hoạt động của Ban chỉ đạo triển khai kế toán hành chính sự nghiệp (Danh sách, điện thoại liên hệ của Trưởng, Phó ban. phân công, phân nhiệm. công việc đã làm....)
2. Tình hình nghiên cứu, vận dụng, cụ thể hoá vào điều kiện cụ thể của Bộ, ngành, địa phương.
3. Tình hình tập huấn, chỉ đạo triển khai áp dụng.
4. Những vướng mắc, kiến nghị về kế toán và chế độ quản lý tài chính.
5. Những khó khăn trong việc tập huấn, chỉ đạo...
Bộ Tài chính đề nghị các Bộ, ngành, địa phương chấp hành nghiêm chỉnh quy định về báo cáo tiến độ định kỳ nêu trên. Có gì khó khăn, vướng mắc cần kịp thời báo cáo về Ban chỉ đạo cải cách kế toán Trung ương (Vụ Chế độ kế toán - 8 Phan Huy Chú - Hà Nội) để có biện pháp giải quyết kịp thời.

Hướng dẫn

Nội dung về "Báo cáo quyết toán năm 1997 và triển khai thực hiện kế hoạch 1998 đối với vốn Biển đông Hải đảo" được hướng dẫn bởi Công văn 147/TC/VI năm 1998

Công văn về việc báo cáo quyết toán năm 1997 và triển khai thực hiện kế hoạch năm 1998


Thực hiện Thông tư liên Bộ số 06/KHĐT-TC-BBGCP ngày 25/7/1996 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ban biên giới Chính phủ về việc sử dụng ngân sách chương trình Biển đông - Hải đảo. Thông tư số 66/TC-ĐTPT ngày 2/11/1996 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Bộ Tài chính lưu ý các Bộ, Ngành và địa phương có sử dụng vốn Biển đông - Hải đảo một số điểm sau:
I/ VỀ BÁO CÁO VỐN NĂM 1997 VÀ QUYẾT TOÁN CÔNG TRÌNH HOÀN THÀNH:
1/ Báo cáo vốn năm 1997:
- Khi kết thúc năm kế hoạch 1997, chủ đầu tư phải lập báo cáo kế toán vốn đầu tư thực hiện trong năm gửi Bộ, Ngành chủ quản (đối với công trình ở Trung ương), gửi Sở Tài chính vật giá địa phương (đối với các công trình ở địa phương). Các Bộ, Ngành và Sở Tài chính vật giá kiểm tra xem xét, tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính theo nội dung và mẫu biểu đính kèm.
- Do đặc thù vốn Biến đông - Hải đảo, quí I/1997 vẫn được cấp phát kế hoạch còn lại của năm 1996 đối với khối lượng và công việc đang thực hiện dở dang của năm 1996. Đề nghị các chủ đầu tư, Bộ, Ngành và Sở Tài chính vật giá báo cáo rõ tình hình thực hiện vốn trong năm 1997 có tách riêng phần thực hiện vốn của năm 1996 cấp phát vào quí I/1997.
- Thời gian báo cáo: Các chủ đầu tư gửi các Bộ, ngành chủ quản và Sở tài chính vật giá chậm nhất vào ngày 31/3/1998. Các Bộ, Ngành chủ quản và Sở Tài chính vật giá gửi Bộ Tài chính chậm nhất vào ngày 15/4/1998.
2/ Báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đề tài nghiên cứu khoa học hoàn thành:
- Các công trình xây dựng cơ bản được báo cáo theo nội dung, mẫu biểu và thực hiện xét duyệt quyết toán theo quy định tại Thông tư số 66/TC-ĐTPT ngày 2/11/1996 của Bộ Tài chính.
- Báo cáo quyết toán các sản phẩm công nghiệp, tầu thuyền theo nội dung dự toán và khoản mục giá thành được duyệt đúng chế độ hiện hành. Hồ sơ báo cáo quyết toán, trình duyệt giá gửi đến Bộ Tài chính và Ban Vật giá Chính phủ để xem xét thẩm định trước ít nhất là 7 ngày khi đưa ra hội đồng xét duyệt giá do Ban Vật giá Chính phủ chủ trì.
- Báo cáo quyết tán đề tài nghiên cứu khoa học thực hiện theo Quyết định số 257 TC/CĐKT và Thông tư số 15/TC-HCVX ngày 29/5/1992 của Bộ Tài chính và các hướng dẫn cụ thể khác theo chế độ hiện hành.
II/ VỀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 1998:
- Sau khi nhận được chỉ tiêu kế hoạch năm 1998 chính thức, đề nghị các Bộ, Ngành và địa phương thông báo ngay cho các chủ đầu tư để triển khai thực hiện.
- Các dự án sản xuất phương tiện trong nước, nhập ngoại thiết bị, xây dựng công trình thuộc chương trình Biển đông - Hải đảo phải tổ chức đấu thầu theo đúng quy định hiện hành.
- Các dự án có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm, điều tra cơ bản, thông tin, tuyên truyền về biển đảo... của một số chuyên ngành, dự án có yêu cầu đặc biệt về bảo mật, nếu không thực hiện đấu thầu thì phải có quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Để Bộ Tài chính có căn cứ cấp phát tạm ứng vốn đối với công trình mới khởi công theo quy định:
+ Các dự án phải có đủ báo cáo nghiên cứu khả thi,
+ Thiết kế, dự toán được duyệt,
+ Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu (hoặc chỉ định thầu),
+ Hợp đồng xây dựng (hoặc hợp đồng mua hàng).
Đối với công trình chuyển tiếp phải có báo cáo khối lượng (hoặc công việc) hoàn thành theo tiến độ do chủ đầu tư báo cáo, Bộ, Ngành chủ quản kiểm tra xác nhận (đối với công trình ở Trung ương), Sở Tài chính vật giá (đối với các công trình ở địa phương) theo đúng các chế độ hiện hành gửi Bộ Tài chính.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật quản lý thuế 2006

Điều 33. Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế
1. Người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ thì được thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
2. Thời gian gia hạn không quá ba mươi ngày đối với việc nộp hồ sơ khai thuế tháng, khai thuế năm, khai thuế tạm tính, khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế. sáu mươi ngày đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế, kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế.
3. Người nộp thuế phải gửi đến cơ quan thuế văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế trước khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, trong đó nêu rõ lý do đề nghị gia hạn có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an xã, phường, thị trấn nơi phát sinh trường hợp được gia hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế phải trả lời bằng văn bản cho người nộp thuế về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần đối với thuế đánh vào thu nhập và vào tài sản giữa Việt Nam - Đức

Điều 11. Lãi từ tiền cho vay.
1. Lãi từ tiền cho vay phát sinh tại một Nước ký kết và được trả cho đối tượng cư trú của Nước ký kết kia có thể bị đánh thuế tại Nước kia.
2. Tuy nhiên, khoản tiền lãi này cũng có thể bị đánh thuế ở Nước ký kết nơi phát sinh lãi và theo luật của Nước đó, nhưng nếu đối tượng nhận là đối tượng thực hưởng các khoản tiền lãi này thì mức thuế khi đó được tính sẽ không vượt quá 10 phần trăm tổng số khoản lãi từ tiền cho vay.
3. Mặc dù đã có những quy định tại khoản 2,
a) Lãi từ tiền cho vay phát sinh tại Việt Nam và được trả cho Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, Ngân hàng Bundesbank của Đức, tổ chức Kreditanstalt Fỹr Wiederaufbau hoặc tổ chức Deutsche Investitions-und Entwicklungsgesllschaft (DEG) và tiền lãi cho vay được trả có liên quan đến khoản tiền vay được tổ chức HERMES - Deckung bảo đảm sẽ được miễn thuế Việt Nam.
b) lãi từ tiền cho vay phát sinh tại Cộng hòa Liên bang Đức và được trả cho Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc cơ quan chính quyền cơ sở của Việt Nam sẽ được miễn thuế Đức.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật quản lý thuế 2006

Điều 32. Thời hạn, địa điểm nộp hồ sơ khai thuế
1. Chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với loại thuế khai và nộp theo tháng.
2. Đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm:
a) Chậm nhất là ngày thứ ba mươi của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm.
b) Chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý.
c) Chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm.
3. Chậm nhất là ngày thứ mười, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế.
...
5. Chậm nhất là ngày thứ bốn mươi lăm, kể từ ngày chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Nghị định 65/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đa dạng sinh học

Điều 8. Trách nhiệm lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn quốc gia
...
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia có toàn bộ diện tích thuộc địa bàn quản lý của tỉnh để Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến chính thức bằng văn bản, trước khi trình Thủ tướng quyết định thành lập.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Nghị định 87/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Điều 2. Đối tượng không chịu thuế
Hàng hóa trong các trường hợp sau đây là đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
...
2. Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại của các Chính phủ, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (NGO), các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân người nước ngoài cho Việt Nam và ngược lại, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, hoặc các mục đích nhân đạo khác được thực hiện thông qua các văn kiện chính thức giữa hai Bên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt. các khoản trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Thông tư 129/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 123/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng do Bộ Tài chính ban hành

A. PHẠM VI ÁP DỤNG
...
II. ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ
...
19. Hàng nhập khẩu và hàng hoá, dịch vụ bán cho các tổ chức, cá nhân để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại trong các trường hợp sau:
a) Hàng hoá nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại và phải được Bộ Tài chính xác nhận.
b) Quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật về quà biếu, quà tặng.
c) Quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về quà biếu, quà tặng.
d) Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về miễn trừ ngoại giao. hàng là đồ dùng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi về nước mang theo.
đ) Hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế.
Mức hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu theo mức miễn thuế nhập khẩu quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hàng hoá nhập khẩu của tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng miễn trừ ngoại giao theo Pháp lệnh miễn trừ ngoại giao thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp đối tượng miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam có thuế GTGT sẽ được hoàn thuế theo hướng dẫn tại Điểm 7 Phần C Thông tư này. Đối tượng, hàng hóa, thủ tục hồ sơ để được hưởng ưu đãi miễn trừ thuế GTGT hướng dẫn tại điểm này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thực hiện hoàn thuế GTGT đối với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Hồ sơ, thủ tục xử lý hàng nhập khẩu không phải chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan. kiểm tra, giám sát hải quan. thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
e) Hàng hoá, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.
Thủ tục để các tổ chức quốc tế, người nước ngoài mua hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam không chịu thuế GTGT: các tổ chức quốc tế, người nước ngoài phải có văn bản gửi cho cơ sở bán hàng, trong đó ghi rõ tên tổ chức quốc tế, người nước ngoài mua hàng hoá, dịch vụ để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam, số lượng hoặc giá trị loại hàng mua. xác nhận của Bộ Tài chính về khoản viện trợ này.
Khi bán hàng, cơ sở kinh doanh phải lập hoá đơn theo đúng hướng dẫn tại Mục IV, Phần B Thông tư này, trên hoá đơn ghi rõ là hàng bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo không tính thuế GTGT và lưu giữ văn bản của tổ chức quốc tế hoặc của cơ quan đại diện của Việt Nam để làm căn cứ kê khai thuế.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Nghị định 26/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật thuế tiêu thụ đặc biệt

Điều 3. Đối tượng không chịu thuế
Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.
1. Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc diện không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 3 của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, bao gồm:
a) Hàng viện trợ nhân đạo, hàng viện trợ không hoàn lại, bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. hàng trợ giúp nhân đạo, hàng cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh.
b) Quà tặng của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
c) Quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo định mức quy định của pháp luật.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Thông tư 194/2010/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất, nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành

Điều 11. Hồ sơ hải quan
1. Khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, người khai hải quan nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan hồ sơ hải quan, gồm các chứng từ sau:
a) Tờ khai hải quan: nộp 02 bản chính.
b) Hợp đồng mua bán hàng hóa (hợp đồng được xác lập bằng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu) đối với hàng hóa xuất khẩu có thuế xuất khẩu, hàng xuất khẩu có yêu cầu thanh khoản, hàng hóa có quy định về thời điểm liên quan đến hợp đồng xuất khẩu: nộp 01 bản chính hoặc 01 bản sao.
Hợp đồng mua bán hàng hoá phải là bản tiếng Việt hoặc bản tiếng Anh, nếu là ngôn ngữ khác thì người khai hải quan phải nộp kèm bản dịch ra tiếng Việt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch.
c) Tuỳ trường hợp cụ thể dưới đây, người khai hải quan nộp thêm, xuất trình các chứng từ sau:
c.1) Bản kê chi tiết hàng hoá đối với trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: nộp 01 bản chính.
c.2) Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu theo quy định của pháp luật: nộp 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc bản sao khi xuất khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu, lập phiếu theo dõi trừ lùi.
c.3) Các chứng từ khác theo quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, Ngành có liên quan.
c.4) Trường hợp hàng hoá thuộc đối tượng được miễn thuế xuất khẩu, ngoài các giấy tờ nêu trên, phải có thêm:
c.4.1) Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu kèm theo hợp đồng cung cấp hàng hoá, trong đó có quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hoá không bao gồm thuế xuất khẩu (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu xuất khẩu). hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hàng hoá, trong đó có quy định giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế xuất khẩu (đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu): nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính trong lần xuất khẩu đầu tiên tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu để đối chiếu.
c.4.2) Giấy tờ khác chứng minh hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế.
c.4.3) Bảng kê danh mục, tài liệu của hồ sơ đề nghị miễn thuế.
2. Khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu, người khai hải quan nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan hồ sơ hải quan, gồm các chứng từ sau:
a) Tờ khai hải quan: nộp 02 bản chính.
b) Hợp đồng mua bán hàng hoá (hợp đồng được xác lập bằng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu): nộp 01 bản sao (trừ hàng hoá nêu tại khoản 5, khoản 7, khoản 8, khoản 11 Điều 6 Thông tư này). hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu nhập khẩu uỷ thác): nộp 01 bản sao.
Hợp đồng mua bán hàng hoá phải là bản tiếng Việt hoặc bản tiếng Anh, nếu là ngôn ngữ khác thì người khai hải quan phải nộp kèm bản dịch ra tiếng Việt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch.
c) Hóa đơn thương mại: nộp 01 bản chính.
d) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nêu tại khoản 7 Điều 6 Thông tư này, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa): nộp 01 bản sao.
Đối với hàng hoá nhập khẩu qua bưu điện quốc tế nếu không có vận đơn thì người khai hải quan ghi mã số gói bưu kiện, bưu phẩm lên tờ khai hải quan hoặc nộp danh mục bưu kiện, bưu phẩm do Bưu điện lập.
Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hoá (cargo manifest) thay cho vận đơn.
e) Tuỳ từng trường hợp cụ thể dưới đây, người khai hải quan nộp thêm, xuất trình các chứng từ sau:
e.1) Bản kê chi tiết hàng hoá đối với hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: nộp 01 bản chính hoặc bản có giá trị tương đương như điện báo, bản fax, telex, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
e.2) Giấy đăng ký kiểm tra hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra chất lượng, của cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm, cơ quan kiểm dịch (sau đây gọi tắt là cơ quan kiểm tra) đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra về chất lượng, về an toàn thực phẩm. về kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật: nộp 01 bản chính.
e.3) Chứng thư giám định đối với hàng hoá được thông quan trên cơ sở kết quả giám định: nộp 01 bản chính.
e.4) Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu đối với hàng hoá thuộc diện phải khai tờ khai trị giá theo quy định tại Quyết định số 30/2008/QĐ-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn khai báo và Thông tư 163/2009/TT-BTC ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ tài chính sửa đổi, bổ sung một số quy định của Quyết định số 30/2008/QĐ-BTC: nộp 02 bản chính.
e.5) Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật: nộp 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc bản sao khi nhập khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu, lập phiếu theo dõi trừ lùi.
e.6) Nộp 01 bản gốc giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) trong các trường hợp:
e.6.1) Hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước nước có thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam (trừ hàng hoá nhập khẩu có trị giá FOB không vượt quá 200 USD) theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó.
e.6.2) Hàng hoá nhập khẩu được Việt Nam và các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát.
e.6.3) Hàng hoá nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phần biệt đối xử, các biện pháp về thuế để tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan.
e.6.4) Hàng hoá nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương mà Việt Nam là thành viên.
C/O đã nộp cho cơ quan hải quan thì không được sửa chữa nội dung hoặc thay thế, trừ trường hợp do chính cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền cấp C/O sửa đổi, thay thế trong thời hạn quy định của pháp luật.
e.7) Trường hợp hàng hoá thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu nêu tại Điều 101 Thông tư này phải có:
e.7.1) Danh mục hàng hóa miễn thuế kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi đã được đăng ký tại cơ quan hải quan, đối với các trường hợp phải đăng ký danh mục theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 102 Thông tư này: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu và trừ lùi.
e.7.2) Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu (ghi rõ nội dung trúng thầu hoặc chỉ định thầu) kèm theo hợp đồng bán hàng cho các doanh nghiệp theo kết quả đấu thầu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hoá, trong đó có quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hoá không bao gồm thuế nhập khẩu (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu). hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá, hợp đồng cung cấp dịch vụ trong đó có quy định giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác, hợp đồng dịch vụ không bao gồm thuế nhập khẩu (đối với trường hợp uỷ thác nhập khẩu hoặc cung cấp dịch vụ): nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính trong lần nhập khẩu đầu tiên tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để đối chiếu.
e.7.3) Giấy tờ chuyển nhượng hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế đối với trường hợp hàng hoá của đối tượng miễn thuế chuyển nhượng cho đối tượng miễn thuế khác: nộp 01 bản sao.
e.7.4) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cửa hàng miễn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế: nộp 01 bản sao.
e.7.5) Giấy tờ khác chứng minh hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế.
e.7.6) Bảng kê danh mục, tài liệu của hồ sơ đề nghị miễn thuế.
e.8) Tờ khai xác nhận viện trợ không hoàn lại của cơ quan tài chính theo quy định tại Thông tư số 82/2007/TT-BTC ngày 12 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách Nhà nước, đối với hàng hoá là hàng viện trợ không hoàn lại thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng: nộp 01 bản chính.
Trường hợp chủ dự án ODA không hoàn lại, nhà thầu chính thực hiện dự án ODA không hoàn lại thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật về thuế thì phải có thêm giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu kèm theo hợp đồng cung cấp hàng hoá, trong đó quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hoá không bao gồm thuế nhập khẩu (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu). hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá, trong đó quy định giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế nhập khẩu (đối với trường hợp uỷ thác nhập khẩu): nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu.
e.9) Giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp đối với giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu.
e.10) Hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng là máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ. máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt. tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê, phải có:
e.10.1) Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu (ghi rõ nội dung trúng thầu hoặc chỉ định thầu) và hợp đồng bán hàng cho các doanh nghiệp theo kết quả đấu thầu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hoá hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ (ghi rõ giá hàng hoá phải thanh toán không bao gồm thuế giá trị gia tăng) đối với hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng do cơ sở trúng thầu hoặc được chỉ định thầu hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ nhập khẩu: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính trong lần nhập khẩu đầu tiên tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để đối chiếu.
e.10.2) Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá, trong đó ghi rõ giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế giá trị gia tăng (đối với trường hợp nhập khẩu uỷ thác): nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu.
e.10.3) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ cho các tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hoặc hợp đồng khoa học và công nghệ giữa bên đặt hàng với bên nhận đặt hàng thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ kèm theo bản xác nhận của đại diện doanh nghiệp hoặc thủ trưởng cơ quan nghiên cứu khoa học và cam kết sử dụng trực tiếp hàng hoá nhập khẩu cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đối với trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: nộp 01 bản chính.
e.10.4) Xác nhận và cam kết của đại diện doanh nghiệp về việc sử dụng máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt: nộp 01 bản chính.
e.10.5) Xác nhận và cam kết của đại diện doanh nghiệp về việc sử dụng tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê: nộp 01 bản chính.
e.10.6) Hợp đồng thuê ký với nước ngoài đối với trường hợp thuê tàu bay, giàn khoan, tàu thuỷ. loại trong nước chưa sản xuất được của nước ngoài dùng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê: xuất trình 01 bản chính.
e.11) Giấy xác nhận hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho quốc phòng của Bộ Quốc phòng hoặc phục vụ trực tiếp cho an ninh của Bộ Công an đối với hàng hoá nhập khẩu là vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị giá tăng: nộp 01 bản chính.
e.12) Bản đăng ký vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hoá xuất khẩu của doanh nghiệp (doanh nghiệp nộp khi đăng ký nguyên liệu, vật tư sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo hướng dẫn tại Điều 32 Thông tư này. Khi làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp không phải nộp bản này, cơ quan hải quan sử dụng bản lưu tại cơ quan hải quan).
e.13) Bản đăng ký vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hoá tiêu thụ trong nước đối với trường hợp nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng tiêu dùng do Bộ Công thương công bố nhưng sử dụng làm vật tư, nguyên liệu để trực tiếp sản xuất hàng hoá tiêu thụ trong nước (doanh nghiệp muốn được áp dụng thời hạn nộp thuế 30 ngày cho hàng hóa này thì phải đăng ký trước khi nhập khẩu với cơ quan hải quan tương tự như cách đăng ký nguyên liệu, vật tư sản xuất hàng hóa xuất khẩu hướng dẫn tại Điều 32 Thông tư này. Khi làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp không phải nộp bản này, cơ quan hải quan sử dụng bản lưu tại cơ quan hải quan).
e.14) Các chứng từ khác có liên quan theo quy định của pháp luật đối với từng mặt hàng cụ thể: nộp 01 bản chính.
3. Hồ sơ để xác định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhằm mục đích thương mại thuộc đối tượng không chịu thuế là hồ sơ hải quan quy định tại Điều này.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Quyết định 14/2008/QĐ-BGTVT về việc công nhận và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng giao thông do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Điều 5. Cơ sở quản lý phòng thí nghiệm phải đăng ký công nhận lại phòng thí nghiệm nếu có nhu cầu mở rộng, thu hẹp năng lực hoạt động hoặc tiếp tục hoạt động khi sắp hết thời hạn hiệu lực công nhận ghi trong quyết định. Hồ sơ công nhận lại phòng thí nghiệm tuân theo các nội dung được quy định tại chương II của Quy định này.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Quyết định 14/2008/QĐ-BGTVT về việc công nhận và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng giao thông do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Điều 6. Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng giao thông đã qua đánh giá, nếu đạt các yêu cầu theo Quy định này sẽ được Bộ Giao thông vận tải xem xét, cấp quyết định công nhận. Thời hạn hiệu lực của quyết định công nhận không quá 03 năm kể từ ngày ký quyết định công nhận.
Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng giao thông không thay thế cho năng lực hành nghề theo các quy định của pháp luật về xây dựng.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Quyết định 14/2008/QĐ-BGTVT về việc công nhận và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng giao thông do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Điều 8. Hồ sơ đăng ký công nhận hoặc công nhận lại phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng giao thông được lập theo mẫu hướng dẫn tại tiêu chuẩn TCXDVN 297-2003 (Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng - tiêu chuẩn công nhận), bao gồm:
- Đơn xin công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng giao thông gửi Bộ Giao thông vận tải (nội dung theo mẫu của Phụ lục, TCXDVN 297-2003).
- Quyết định thành lập phòng thí nghiệm của cơ quan quản lý trực tiếp.
- Quyết định bổ nhiệm trưởng phòng thí nghiệm.
- Bản sao chứng chỉ kiểm định/hiệu chuẩn các thiết bị thí nghiệm và đo lường của cơ quan có thẩm quyền.
- Bản sao chứng chỉ đào tạo của trưởng phòng thí nghiệm, thí nghiệm viên hay công nhân kỹ thuật thí nghiệm do các cơ quan có chức năng đào tạo cấp.
- Báo cáo khả năng và tình hình hoạt động của phòng thí nghiệm (theo mẫu của Phụ lục, TCXDVN 297-2003).
- Bản vẽ mặt bằng phòng thí nghiệm (mặt bằng với kích thước phòng, vị trí các thiết bị thí nghiệm, vị trí lưu mẫu …) và điều kiện môi trường làm việc.
- Hợp đồng mua, hóa đơn và biên bản bàn giao thiết bị thí nghiệm và đo lường của phòng thí nghiệm. quyết định của cấp có thẩm quyền đối với các thiết bị được điều chuyển từ các cơ quan khác.
- Hợp đồng sử dụng lao động đối với cán bộ quản lý và nhân viên thí nghiệm được đăng ký trong hồ sơ.
- Đối với các phòng thí nghiệm xin công nhận lại, phải cung cấp bản sao chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng của phòng thí nghiệm theo TCVN ISO 9001:2000 (Hệ thống quản lý chất lượng. Các yêu cầu).

Từ khóa: Thông tư 07/2009/TT-BGTVT, Thông tư số 07/2009/TT-BGTVT, Thông tư 07/2009/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, Thông tư số 07/2009/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, Thông tư 07 2009 TT BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, 07/2009/TT-BGTVT

File gốc của Thông tư 07/2009/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành đang được cập nhật.

Giao thông - Vận tải

  • Công văn 4655/SGTVT-QLVT năm 2021 về tiếp tục thực hiện thí điểm tổ chức hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh đường bộ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 do Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hà Nội ban hành
  • Quyết định 1793/QĐ-BGTVT năm 2021 về điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Kế hoạch hướng dẫn triển khai thực hiện thí điểm dịch vụ vận chuyển hành khách kết nối từ trung tâm đô thị và trung tâm du lịch đến cảng hàng không bằng xe ô tô tại một số tỉnh, thành phố do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
  • Công văn 3522/UBND-ĐT năm 2021 triển khai theo lộ trình thí điểm hoạt động vận tải hành khách bằng đường sắt, đường bộ do Thành phố Hà Nội ban hành
  • Công văn 4601/SGTVT-QLVT năm 2021 về tổ chức lại hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, xe taxi, xe công nghệ dưới 9 chỗ trên địa bàn Thành phố Hà Nội
  • Thông báo 11082/TB-SGTVT năm 2021 về hoạt động vận tải hành khách bằng đường thủy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
  • Kế hoạch 1784/KH-SGTVT năm 2021 về tổ chức tạm thời hoạt động vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh trong tình hình mới do Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội ban hành
  • Công văn 4579/SGTVT-QLVT năm 2021 thực hiện Quyết định 1777/QĐ-BGTVT do Sở Giao thông vận tải Thành phố Hà Nội ban hành
  • Công văn 4382/CHK-KHĐT về nguồn kinh phí thực hiện bảo trì, sửa chữa tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do Nhà nước đầu tư, quản lý năm 2021 của Cục Hàng không Việt Nam ban hành
  • Quyết định 1786/QĐ-BGTVT năm 2021 về Phụ lục thay thế Phụ lục 2 kèm theo Quyết định 1776/QĐ-BGTVT quy định tạm thời về triển khai các đường bay nội địa chở khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
  • Công văn 10640/BGTVT-VT năm 2021 về phục vụ nhu cầu đi lại của người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương... để về quê, đảm bảo trật tự và an toàn và phòng, chống dịch Covid-19 do Bộ Giao thông vận tải ban hành

Thông tư 07/2009/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành

- File PDF đang được cập nhật

- File Word Tiếng Việt đang được cập nhật

Chính sách mới

  • Giá xăng hôm nay tiếp tục giảm sâu còn hơn 25.000 đồng/lít
  • Nhiệm vụ quyền hạn của hội nhà báo
  • Gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng năm 2023
  • Thủ tục đăng ký kết hôn trực tuyến
  • Sửa đổi, bổ sung một số quy định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
  • Tiêu chí phân loại phim 18+
  • Danh mục bệnh Nghề nghiệp được hưởng BHXH mới nhất
  • Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú
  • Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án
  • Văn bản nổi bật có hiệu lực tháng 5/2023

Tin văn bản

  • Chính sách mới có hiệu lực từ ngày 01/07/2022
  • Đầu tư giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Khu dân cư nông thôn mới Phú Khởi, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp
  • Danh mục mã hãng sản xuất vật tư y tế để tạo lập mã vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
  • Từ 11/7/2022: Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng còn 1.000 đồng/lít
  • Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ
  • HOT: Giá xăng, dầu đồng loạt giảm hơn 3.000 đồng/lít
  • Hỗ trợ đơn vị y tế công lập thu không đủ chi do dịch Covid-19
  • Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
  • Phấn đấu đến hết 2025, nợ xấu của toàn hệ thống tổ chức tín dụng dưới 3%
  • Xuất cấp 432,78 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Bình Phước

Tóm tắt

Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Số hiệu 07/2009/TT-BGTVT
Loại văn bản Thông tư
Người ký Hồ Nghĩa Dũng
Ngày ban hành 2009-06-19
Ngày hiệu lực 2009-08-03
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải
Tình trạng Hết hiệu lực

Văn bản Được hướng dẫn

  • Công văn 4695/TCT-CS về phí sát hạch lái xe do Tổng cục Thuế ban hành
  • Quyết định 1896/QĐ-BGTVT năm 2010 công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
  • Công văn 2660/CĐBVN-QLPT&NL hướng dẫn thực hiện quy trình sát hạch lái xe ôtô hạng B1, B2, C, D và E tại Trung tâm sát hạch lái xe do Cục Đường bộ Việt Nam ban hành

Văn bản Hướng dẫn

  • Luật giao thông đường bộ 2008

DỮ LIỆU PHÁP LUẬT - Website hàng đầu về văn bản pháp luật Việt Nam, Dữ Liệu Pháp Luật cung cấp cơ sở dữ liệu, tra cứu Văn bản pháp luật miễn phí.

Website được xây dựng và phát triển bởi Vinaseco Jsc - Doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số lĩnh vực pháp lý.

NỘI DUNG

  • Chính sách mới
  • Tin văn bản
  • Kiến thức luật
  • Biểu mẫu
  • Media Luật

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

  • Giới thiệu
  • Bảng giá
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ VINASECO

Địa chỉ: Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam - Email: [email protected] - Website: vinaseco.vn - Hotline: 088.66.55.213

Mã số thuế: 0109181523 do Phòng DKKD Sở kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 14/05/2023

  • Trang chủ
  • Văn bản mới
  • Chính sách mới
  • Tin văn bản
  • Kiến thức luật
  • Biểu mẫu